Thức ăn thuốc uống của mỗi tạng phủ thiếu hay thừa đều gây ra bệnh có dấu hiệu báo trước .
Bài trước chúng ta đã biết âm dương của thức ăn làm thay đổi pH theo mỗi bữa ăn khác nhau, đó chỉ là phòng ngừa môi trường máu, huyết tương và hồng cầu sống trong môi trường acid sẽ bị ung thư. Còn chữa bệnh là phục hồi lại năng lượng của ngũ tạng bị bệnh thì chưa ai biết chữa như thế nào là đúng là sai, và nguyên liệu thuốc thiên nhiên trong cơ thể là gì mà có thể chữa khỏi các bệnh.
I- Cơ chế tự tạo ra thuốc chữa bệnh trong cơ thể, gọi là nội dược :
A-Tạo ra thuốc từ hệ thần kinh não :
Hệ thần kinh trung ương nối với tạng phủ gồm hệ thần kinh giao cảm báo tín hiệu thiếu hay thừa làm ra bệnh cho não, não điều khiển hệ thần kinh đối kháng phản xạ tiết ra thuốc lập lại quân bình cho tạng phủ, nên trong cơ thể sẵn có nhiều loại thuốc mà hệ thần kinh não như là một dược sư bào chế ra thuốc chữa đúng bệnh theo nhu cầu cơ thể cần, mà đôi khi thuốc bên ngoài là ngoại dược không có, hay không đúng với bệnh, nên mới tạo phản ứng phụ của thuốc do chức năng đối kháng phản xạ của cơ thê.
Theo tây y gọi hệ thống phòng chống bệnh trong cơ thể là system endocrine được định nghĩa là :
Hệ thống nội tiết được tạo thành từ các tuyến sản xuất và tiết ra hormone, các chất hóa học được sản xuất trong cơ thể điều chỉnh hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan. Những hormone này điều chỉnh sự tăng trưởng, trao đổi chất của cơ thể qua các quá trình vật lý và hóa học của cơ thể.
B-Thuốc có sẵn ở trong mỗi tạng phủ là chua, đắng, ngọt, cay, mặn.
Thức ăn hay thuốc uống theo đông y đều có tứ khí, ngũ vị và tính của thức ăn thuốc uống.
Ngũ vị của thức ăn như chất chua vào gan mật, chất đắng vào tim, tiểu trường, chất ngọt vào tỳ vị, chất cay vào phế, đại trường, chất mặn vào thận bàng quang.
Tứ khí của thức ăn thuốc uống của 5 vị gồm có loại khí thăng, như làm tăng áp huyết, khí giáng như làm hạ áp huyết, khí xuất như xuất mồ hôi, khí liễm là giữ lại cầm mồ hôi, khí vừa xuất vừa giáng làm tiêu tiểu dễ...
Tính của 5 vị thức ăn cũng có loại tính nhiệt là dương, tính hàn là âm, tính ôn còn gọi là ấm, hay tính bình.
Thức ăn không đủ 5 vị nuôi ngũ hành, sự khí hóa của ngũ hành bị thiên lệch sẽ gây bệnh ra sao, và có dấu hiệu gì cho chúng ta biết trước để kịp thời điều chỉnh thức ăn uống đúng đủ, lập lại quân bình sự khí hóa ngay để cơ thể chúng ta không bị bệnh.
a-Trường hợp chức năng của 5 vị đủ thì không bệnh, thiếu và thừa gây ra bệnh hư và bệnh thực :
Theo đông y, trong mỗi tạng phủ đã có sẵn vị thuốc riêng của tạng phủ là chua, đắng, ngọt, cay, mặn, tạo ra phản ứng vật lý hóa học tiết ra thành thuốc chữa bệnh mà tây y gọi là các loại hormone.
Khi các chất này không đủ sẵn có trong cơ thể do trong thức ăn mình không ăn đủ 5 vị này, hay có vị thiếu có vị thừa làm mất quân bình âm-dương thì chúng ta bị bệnh được biết rõ nguyên nhân do tạng phủ nào găy ra theo vòng tương sinh, hay tương khắc tự động, nên chúng ta cần phải hiểu tầm quan trọng của 5 vị ứng với tạng phủ nào, tạng phủ đó thiếu vị thì bệnh gì và liên quan đến hành con theo ngũ hành tương sinh thì hành con thiếu sẽ bị bệnh gì.
Ngược lại đặc biệt tạng phủ đó thừa vị sẽ bị bệnh gì, theo lý thuyết, nó không truyền dư thừa theo vòng ngũ hành tương sinh, mà tự động truyền theo ngôi sao ngũ hành tương khắc làm cho hành bị khắc yếu đi để cho hành mẹ của hành khắc có lối thoát cho hết thực và nuôi hành bị khắc phục hồi.
Thông thường theo vòng tròn ngũ hành tương sinh, mẹ hư thì con cũng hư, mẹ thực thì con cũng thực, nên cách chữa theo đông y, con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con, nguyên tắc này là để cho thầy thuốc hay tự mình biết cách chữa bệnh theo thức ăn phù hợp, rồi được kiểm chứng lại bằng kết qủa máy đo áp huyết, máy đo đường, nhiệt kế và pH.
Tuy nhiên cơ thể tự động chữa bệnh điều chỉnh quân bình lại cả 3 hành liền nhau mà chúng ta không biết, vì mỗi hành có nhiệm vụ điều chỉnh tự động theo ngũ hành tương sinh nuôi con, và khi dư thừa thì tự nó sẽ theo vòng ngũ hành tương khắc đưa cái thừa sang làm cho hành bị khắc yếu đi để lúc nào 3 hành liền nhau được trở lại quân bình.
Thí dụ 3 hành liền nhau là mộc, hỏa, thổ, thì mộc sinh hỏa là bổ theo vòng tương sinh, nhưng khi thừa mộc, nếu mộc thừa sẽ sinh ra hỏa thừa làm tăng áp huyết rồi hỏa thừa sẽ làm thổ tăng nhiệt thì cả 3 hành đều bệnh, nên khi mộc thừa, tự động mộc khắc thổ làm bớt thổ thì hỏa cứu thổ truyền hỏa xuống cho thổ thì lúc đó mộc nuôi hỏa cũng không làm hỏa thừa nên không ảnh hưởng đến áp huyết tim mạch.
Mỗi lần ngũ hành tự động điều chỉnh thiếu hay thừa, chúng ta đều có thể thấy được qua vọng chẩn bằng những dấu hiệu bệnh sau đây :
Chua vào gan đủ : Nuôi mắt, gân, móng tay chân, các sợi thần kinh, dây chằng, ống dẫn máu. Vị chua có thể bổ can, ví dụ như mơ, sơn tra, cam, như ngũ vị tử, sơn thù du, chua ngút...; … vốn có tác dụng thu liễm, cố sáp, có thể khắc chế can hỏa, bổ can âm.
Chua vào gan thiếu : thì không đủ nuôi mắt, gân, móng tay chân, các sợi thần kinh, dây chằng, ống dẫn máu.
Chua vào gan dư thừa : là mộc thừa sẽ tự động cắt thổ làm tỳ vị yếu đi, nên đông y gọi là Chua nhiều thương tỳ
Nhiều thực phẩm chua quá có thể dẫn tới can khí vượng, khắc phạm tỳ vị, dẫn đến chức năng tỳ vị mất điều hòa. Ăn nhiều chua sẽ bị thịt chai da nhăn môi khô, tỳ chủ cơ nhục, vinh nhuận ra môi. Do đó, người triệu chứng tỳ hư chức năng tiêu hóa không tốt, ăn xong bụng chướng, đại tiện nát, nói tiếng bé khẽ khó nghe… cần chú ý ít ăn đồ chua.
Đắng vào tim đủ : Nuôi tim và mạch, ví như ăn mướp đắng, tâm sen, hoàng liên, xuyên tâm liên, khổ sâm...các vị: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đều có vị đắng, tính hàn, đều có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt giải độc... đã được phối hợp trong phương "Tam hoàng thang", với liều đồng lượng, đã phát huy tác dụng tốt trong chữa trị các bệnh mang tính viêm nhiễm: Viêm gan, viêm túi mật, viêm bàng quang, viêm ruột...… có ích cho tâm, có thể thanh nhiệt tả hỏa, trị chứng mất ngủ, bồn chồn … do tâm hỏa vượng
Đắng vào tim thiếu : thì không nuôi tim và mạch hoạt động mạnh được sẽ bị suy tim, nhịp tim đập yếu, áp huyết thấp
Đắng vào tim dư thừa : là hỏa thừa sẽ tự động cắt phế yếu đi làm tổn thương phổi, đông y gọi là Đắng nhiều thương phế.
Đắng quá độ có thể tạo thành tâm hỏa quá vượng, mà khắc chế phế khí. Do đó khi chúng ta ăn vào quá nhiều thức ăn có vị đắng, thì có thể tổn thương chức năng phế. Mà phế chủ da lông, ăn vị đắng quá nhiều, da có thể mất đi độ bóng, da khô mà lông tóc dễ bị rụng, phế khí hư dễ cảm mạo, ho, ho có đờm… cần hạn chế thức ăn vị đắng.
Ngọt vào tỳ đủ : Nuôi bắp thịt, thực phẩm vị ngọt như hoài sơn (củ mài), bí ngô, cơm, khoai lang, cam thảo bắc, cam thảo dây, cỏ ngọt... … là bổ dưỡng khí huyết, trợ thủ điều hòa tỳ vị.
Ngọt vào tỳ thiếu : thì không nuôi thịt và các cơ bắp, sẽ bị sụt cân, yếu sức.
Ngọt vào tỳ dư thừa :là thổ thực sẽ tự động cắt thủy, đông y gọi là Ngọt nhiều thương thận
Ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới tỳ khí thiên thắng, khắc phạt tạng thận. Ăn nhiều ngọt hại thận làm xương đau mà tóc rụng, thận chủ cốt tàng tinh, vinh nhuận ra tóc, do đó đồ ngọt nếu ăn nhiều thì có thể đầu tóc mất đi độ bóng, rụng. Người triệu chứng thận hư thường xuyên đau lưng mỏi gối, ù tai, điếc tai… cần khống chế lượng đồ ngọt ăn vào.
Thầy thuốc giỏi vẫn có thể dùng ngọt để chữa bệnh thận thực chứng thừa nước gây ra bệnh đi tiểu nhiều, ra mồ hôi tay chân, mồ hôi trộm, bằng cách cho uống thêm đường thì cầm mồ hôi, cầm đi tiểu nhiều hay đi tiểu đêm.
Cay vào phế đủ : Nuôi da, lông, thực phẩm vị cay như hành, gừng, tỏi, ngô thù du, quế...; … có thể phát tán phong hàn, hành khí chỉ thống (cầm đau), thông phế khí, phòng trừ ngoại tà phạm phế.
Cay vào phế thiếu : thì không nuôi da lông sáng bóng tươi nhuận mà da khô
Cay vào phế dư thừa : Ăn quá nhiều thực phẩm vị cay dễ dẫn tới phế khí thiên thắng, khắc phạt tạng can, đông y gọi là Cay nhiều thương can
Ăn nhiều cay, thì gân cơ co quắp mà móng khô, can tàng huyết, chủ cân (gân), vị cay quá nhiều, có thể dẫn tới sự đàn hồi của gân bị giảm, huyết không đến được đầu móng, thì dễ bị giòn, dễ gãy, cũng có thể ảnh hưởng huyết dịch lưu thông. Do đó, người bị triệu chứng can hư thường xuyên thị váng đầu hoa mắt, sắc mặt nhợt… nên ít ăn cay.
Mặn vào thận đủ : Nuôi xương tủy não, râu, tóc. Vị mặn có thể bổ thận, thực phẩm vị mặn là chỉ thực phẩm tươi mặn tự nhiên như rong biển, hải tảo, tảo bẹ, cua, mẫu lệ, hạ khô thảo.... … mà không phải là ăn nhiều muối, chúng tương thông với thận khí, có thể tư dưỡng thận tinh, làm tan ứ kết.
Mặn vào thận thiếu :thì không nuôi xương tủy não, râu, tóc đủ, áp huyết thấp, ung thư tủy, não..
Mặn vào thận thừa :Ăn nhiều mặn, thì mạch ngưng trệ mà biến sắc, tâm chủ huyết, chức năng đó mà không đủ có thể làm cho huyết mạch ngưng tụ, sắc mặt chuyển đen, đông y gọi là Mặn nhiều thương tâm.
Vị mặn ăn nhiều có thể tạo thành thận khí quá thịnh mà khắc chế tâm khí, tổn thương chức năng tim. Người có vấn đề như hồi hộp, đoản khí, đau ngực… nhất định phải ăn ít mặn
b-Trường hợp nào chữa bệnh bệnh theo vòng ngũ hành tương sinh mẹ-con :
Thông thường các thầy thuốc đông y hay châm cứu hay thầy thuốc bắc đều chữa theo ngũ hành tương sinh, con hư bổ mẹ, hay vừa bổ mẹ vừa bổ con, hay chữa ngọn bệnh mà không chữa theo nguyên nhân khí hóa ngũ hành, Các thầy thuốc tây y học cách chữa theo đông y bằng dược thảo cũng vậy, chữa ngọn vào tên bệnh mà không chữa theo khí hóa ngũ hành, nên vừa chữa khỏi bệnh này lại phát sinh ra bệnh khác mà vẫn cùng một nguyên nhân gốc bệnh hư thực, hàn, nhiệt, thăng, giáng, liễm, xuất chưa được chữa đúng.
Tôi cũng đã từng bị thanh tra y tế tây y hỏi tội, tại sao chữa khỏi bệnh cao áp huyết bằng 1 lọ thuốc bắc tên Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, mà trong toa thuốc không ghi chữa bệnh cao áp huyết hay bệnh tim mạch, đủ biết trình độ đông y trong các trường tây y không dạy về sự khí hóa ngũ hành tạng phủ để lý luận tìm nguyên nhân bệnh.
Đối với các thầy đông y, châm cứu, hay thuốc bắc, bệnh hư khó chữa nhất là 3 hành liền nhau thuộc hư chứng, nên đều chữa bổ 3 hành thì hư trở thành thực. Thầy giỏi chỉ cần bổ 1 hành giữa rất đơn giản mà hiệu quả.
Thí dụ 3 hành mộc, hỏa, thổ đều hư, thì chỉ bổ hành hỏa, tìm xem hư âm hay dương, hư khí hay huyết, hư hà̀n hay hư nhiệt để chọn thức ăn uống phù hợp, nên cũng cần phải học tính-khí-vị của thức ăn cho đúng.
c-Trường hợp nào chữa bệnh bệnh theo vòng ngũ hành tương khắc :
Nếu chỉ có 1 hành thực chứng thì chỉ cần tả con theo vòng ngũ hành tương sinh thì dễ, nhưng nếu có 2 hành thực liền nhau hay 3 hành thực liền nhau, không thể tả cà 3 hành cho yếu đi thì phạm phải luật hư làm thêm hư, nên phải dùng cách chữa 3 hành thực liền nhau chỉ cằn dùng ngũ hành tương khắc là đủ. Các bệnh thực 3 hành liền nhau như:
Mộc-hỏa-thổ thực thì hậu quả gây ra bệnh tiêu khát, áp huyết cao thuộc bệnh thượng tiêu. thì chữa mộc khắc thổ.
Hỏa-thổ-kim thực gây ra bệnh áp huyết cao, ăn nhiều mau đói, gầy, khô phổi, khát nước. bệnh tiêu khát bệnh thuộc trung tiêu, thì dùng âm hỏa khắc kim dương
Thổ-kim-thủy thực gây ra bệnh tiêu khát, tiểu nhiều thuộc bệnh hạ tiêu, dùng thổ khắc thủy, vị ngọt khắc thủy cầm đi tiểu, không bị mất nước, thì thủy sẽ khắc hỏa nhiệt của tim, thì bao tử hết bị nhiệt...
Kim-thủy-mộc thực gây ra bệnh phù thủng phế, thận, bổ phế khi tả can huyết
Thủy-mộc-hỏa thực, gan thận tim gây ứ nước xơ gan cổ trướng, bổ thận dương tả âm hỏa, nếu châm cứu thì tả Tâm Bào, Tam Tiêu.
Muốn chữa bệnh đúng, thầy đông y cần phải nghiên cứu tính dược của thức ăn đề điều chỉnh tương sinh, tương khắc theo tứ khí, ngũ vị, từ thức ăn phù hợp với nhu cầu cần của cơ thể, và cách chữa phải áp dụng câu dương hư lấy âm chữa, âm hư lấy dương chữa.
d-Những thuốc liên quan đến tứ khí là :
Chất thuốc hàn thuộc âm nhiều như thạch cao, hoàng bá, tri mẫu...chữa được dương chứng như sốt nóng táo bón, tiểu đỏ, da ngứa đỏ, miệng lưỡi đỏ...
Những người hay lạnh, chân tay lạnh, bụng sôi, phân sống nát..., không nên ăn các thức ăn mang tính sống (rau sống, nộm...), lạnh: rau dền, mồng tơi, rau đay, các loại cá, cua, sữa bò... Hàng ngày khi chế biến thức ăn nên thêm các gia vị cay, nóng (gừng, riềng, hạt tiêu...). Nếu không, do cơ thể đã "hàn" lại gặp các thực phẩm cũng mang tính hàn, sẽ làm bệnh thêm trầm trọng hơn
Chất thuốc nhiệt như phụ tử, đại hồi, đinh hương...
Những người nóng, sốt, bốc hỏa, ngứa, táo bón, tiểu buốt dắt... không nên ăn uống các thức ăn mang tính cay nóng: rượu, bia, ớt, tỏi, hạt tiêu, hoặc các thực phẩm có tẩm gia vị hồi, quế, gừng... Hàng ngày cũng nên bổ sung thêm các thức ăn tươi mát: Dưa chuột, rau xanh, nước cam, chanh... Nếu không sẽ làm cho chứng nhiệt của cơ thể tăng nhiệt thêm, đông y gọi là "nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng".
Chất thuốc ôn làm ấm dương ít hơn như bạch chỉ, kinh giới, tô diệp...; chữa được bệnh cảm lạnh chân tay lưng lạnh, tiểu nhiều, tiêu chảy, da xanh, miệng lưỡi nhợt nhạt.
Chất thuốc lương làm mát thuộc âm ít như bạc hà, cúc hoa, mạn kinh tử..
Chất thuốc có tính bình, không nóng không lạnh như thông thảo, mộc thông....có tác dụng thẩm thấp lợi tiểu, giải độc dùng chữa viêm, phù thủng.
II-Thực phẩm và thuốc chữa bệnh tiểu đường :
a-Chữa bệnh theo thức ăn âm-dương
Các thứ rau quả có màu sắc nhạt phần nhiều là lạnh và mát, các thứ thẫm màu thường là ấm, nóng. Củ cải, lê, chuối tiêu có tính mát, còn táo, đậu đen, đậu đỏ có tính ấm.
Rau củ quả, gia vị màu đỏ thường có tính ấm nóng
Đối với thủy sản thì đại đa số những thứ có vỏ cứng như cua, ốc, rùa… thường có tính lạnh hoặc mát; các thứ như: lươn, tôm, cá trắm… có tính ấm hoặc nóng.
Thức ăn có thể nuôi sống người và có thể hại người, cho nên cần chủ động lợi dụng các đặc tính về hàn nhiệt của thức ăn để điều chỉnh lại sự cân bằng của âm dương trong cơ thể. Người ta tuy béo gầy, cao thấp khác nhau, song để bồi bổ, có thể chia ra 2 loại lớn, đó là: “âm hư” và “dương hư”.
b-Dấu hiệu nhận biết người bị bệnh âm hư hay dương hư:
Người âm hư:
Thường thấy lòng bàn chân, bàn tay nóng, trong người bứt rứt không yên, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch đập nhanh, đại tiện táo… Người thuộc tạng này nên ăn các thứ như: mộc nhĩ, hạt sen, bí đao, dưa chuột, đậu phụ, chuối tiêu, dưa hấu, thịt vịt, thịt ngỗng, trứng gà, cá diếc, cá trắm đen, ếch… Những thứ như tỏi, ớt, thịt dê không nên dùng; thịt bò, thịt chó, quả nhãn, quả vải không nên dùng nhiều.
Người dương hư:
Nét mặt xanh nhợt, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, đại tiện nhão nát, mạch trầm tế (mạch chìm sâu và nhỏ yếu), chất lưỡi nhạt… Người thuộc tạng này nên ăn các thức ăn hỗ trợ dương khí như: thịt dê, thịt chim sẻ…; nên ăn hoa quả như: đào, hạnh, vải, nhãn, mít, dứa…; không nên dùng quá nhiều những thứ thịt, cá và rau quả có tính lạnh.
Cách chữa tiểu đường bằng thức ăn cũng phải theo tình trạng âm-dương hư thực hàn nhiệt căn cứ vào áp huyết, đường huyết, nhiệt kế, pH để chọn thức ăn thuốc uống theo bổ tả mẹ con để áp dụng hàng ngày được theo dõi kiểm chứng kết quả tốt hay xấu..
c-Chữa bệnh theo vị :
Vị ngọt :
Câu kỷ tử : ngọt, tính bình, vào can thận, dưỡng can minh mục, bổ thận, ích tinh nhuận phế
Củ mài : ngọt, tính bình, vào phế, tỳ, vị, thận, sinh tân ích phế, chỉ khát.
Ngọt đắng :
Bạch Truật; ngọt đắng thơm nhẹ, tính ấm, kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả (cầm tiêu chảy), hòa trung lợi thủy, an thai
Cam thảo đất : ngọt đắng tính mát, bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, giải khát
Địa hoàng : ngọt, đắng, tính bình, vào tâm, can, thận, tiểu trường, bể âm thanh nhiệt, sinh huyết, mát máu, cầm máu
Sâm : ngọt hơi đắng, ôn, tỳ phế tâm, bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, qn thần bổ phế tỳ, trợ ngũ tạng an thần kinh, minh mục khai tâm ích khí
Thiên môn : ngọt đắng đại hàn, phế thận tư âm, nhuận taáo thanh phế, hóa đàm sinh tân
Ngọt hàn :
như Bầu : ngọt nhạt, hàn, giải nhiệt, độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa
Dừa :ngọt mát, tính bình, tiêu khát, lợi tiểu, giải nhiệt, độc, cầm máu
Ngọc trúc : ngọt mát, phế vị, tiêu đờm nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch.
Ngọt ấm :
Thương truật : ngọt, the, thơm, ấm, bổ lợi tiêu hóa, trừ thấp
Hoàng Kỳ :ngọt, ôn,, phế tỳ, bổ khí thăng dương, liễm. lợi tiểu
Vị cay :
Cay hàn như Cải xoong : hơi cay, tính mát, thanh huyết, giải nhiệt, chứa protid 2.8%, glucid 1.4 cellulose 2, vit C, A,, calci, mangan, natri, kali, sắt, kẽm, mgiê, đồng, phospho.
Cay đắng :
Phá cố chỉ : cay đắng, thơm hắc, nóng tỳ thận tâm bào, bổ mệnh môn hỏa, nạp thận khí, chữa tủy bất sản
Ngưu bàng : Cay đắng hàn, phế vị, tán phong nhiệt, thanh nhiệt độc, thông phổi, tiêu thủng, sat trùng
Vị chua :
Chua me lá me : chua, mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, cầm máu
Sơn thù du :chua, bình vào can thận khí, thông khiếu, cầm mồ hôi
Vị đắng :
Tầm xuân :đắng chát, mát thanh nhiệt lợi thấp khu phong, hòa lạc, giải độc
Mướp đắng : đắng hàn, hạt đấng ngọt ấm, thanh nhiệt, nhuận, bổ thận, giải phiền khát, lợi tiểu
Dừa cạn : hơi đắng, tính mát, hoạt huyết, tiêu thủng, hạ áp huyết, giải độc
d--Thí dụ cách lý luận bệnh chữa tỳ-vị hư hàn : (tụy tạng-bao tử)
Các bài trước chúng ta đã học bệnh hư thì bổ ngũ hành mẹ, thí dụ chức năng bao tử yếu lạnh là dương hư, do thiếu nhiệt năng để chuyển hóa thức ăn, thì cần phải bổ mẹ của bao tử thuộc thổ, thì phải bổ mẹ của thổ là hỏa thuộc tim là âm, áp dụng câu dương hư lấy âm chữa, và bổ cà chính nó là thổ, thì dùng vị gì để bổ nó ? Chính là vị ngọt, vậy chúng ta chọn vị ngọt nào vừa có tính-khí-vị làm tăng pH dương, làm tăng tính dương nhiệt và khí dương, nên chúng ta chọn đường glucose có pH dương, có tính nóng nhiệt, có khí thăng lên não. Như vậy khi bao tử tiêu hóa không tốt thì đường glucose là thuốc chữa tim, bao tử, không làm cho tim bị suy.
Ngày nay chúng ta né tránh đường glucose, khi cơ thể bệnh do thiếu đường thèm ngọt, chúng ta sơ đường nên chỉ ăn kẹo, hay bánh, giông như gạt con nít tạm thời, nhưng không có tính-khí-vị để chữa bệnh.
III-Chữa bệnh bằng thể dục khí công theo bổ tả :
Thí dụ như :
Bổ gan-tim-bao tử :
Tập bài Kéo Ép Gối chậm 30 phút , tập ít làm ấm người, chuyển hóa đường
Tả gan-tim-bao tử nhiệt :
Tập bài Kéo Ép Gối nhanh nhiều lâu , cho toát mồ hôi làm hạ áp huyết và đường. Tập sau mỗi bữa ăn được 30 phút
Bổ phổi và nhị́p tim :
Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, tập lâu phổi kim cần nhiều năng lượng làm rút đường trong thổ là tỳ vị
Bổ gan tỳ thận :
Tập bài Cúi Lạy Chậm lâu 30 phút, ngày tập 2 lần
Bổ toàn thân :
Tập bài Lăn Người 5 phút, tập 4 lần mổi ngày
Xem thêm cách chữa bệnh tiểu đường bằng ăn uống và dùng thuốc bắc trong sách này:
SÁCH QÚY :
CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ BIẾN CHỨNG THEO NGŨ HÀNH ÂM-DƯƠNG BẰNG THỨC ĂN, DƯỢC THẢO
http://khicongydaotailieu.blogspot.com/ ... .html#more