Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Vui Chơi theo Đông Y khác với Chữa Bệnh theo Đông Y

VUI CHƠI THEO ĐÔNG Y -

Tôi thấy bài học của thầy Đỗ Đức Ngọc ( Khí Công Y Đạo ), Tự Kiểm Chứng Cách Chữa Bệnh Của Các Thầy Thuốc Đông Tà- Tây Độc trên Diễn Đàn “ Khí Công Y Đạo Việt Nam, lấy ra mổ sẽ để chúng ta cùng học và mua vui .

A-Ý nghĩa của Âm-Dương rất quan trọng, ảnh hưởng từ thức ăn, thuốc uống và tập luyện có thể thay đổi sức khỏe của mình tốt hơn hay xấu hơn. hiện ra con số trên máy đo áp huyết :

Âm là chất lỏng gồm máu, nước, mỡ, đường, đo áp huyết là số tâm trương.
Dương là khí là lửa, đo áp huyết là số tâm thu.

Theo luật âm-dương về nóng lạnh có 3 quy luật :

a-Dương ví như lửa, là Khí lực tâm thu. Âm ví như nước, là Huyết lực tâm trương.
Dương-Âm quân bình, tương xứng như 50% dương = 50% âm, theo áp huyết tiêu chuẩn tuổi, thì cơ thể không nóng không lạnh, nhịp tim sẽ hoà hoãn.
b-Dương nhiều hơn âm thì nóng bên ngoài da, âm nhiều hơn dương thì lạnh ngoài da.
c-Dương ít hơn âm thì lạnh bên trong, âm ít hơn dương thì nóng bên trong gọi là âm hư nội nhiệt

*** Theo âm Duơng , âm ( bên trong, là lạnh ), Duơng ( bên ngoài là ấm )
Duơng nhiều (nóng bên ngoài, ngoài da ), Dương it ( bên ngoài lạnh, lạnh ngoài da )
Âm nhiều ( lạnh bên trong ), âm ít ( nóng bên trong )

Những thí dụ về hàn-nhiệt của cơ thể lệ thuộc vào âm-dương của thức ăn, thuốc uống :

1-Nước lửa bằng nhau, gọi là quân bình âm dương thì người không bị nóng lạnh như 50% dương =50% âm

*** Nuớc và lửa thế nào gọi là bằng nhau ? Một thứ là khí một thứ là chất lỏng , lấy gì mà đo. Nếu nói về nhiệt độ, thì độ âm và độ duơng thì cũng khó mà cân : duới 2 độ ( âm ) = 2 độ ( duơng ) ? Vây 0 độ là quân bình ? Nói đến 0 độ có lẽ ta đang ở tiên cảnh, chứ không phải trần gian . Theo TAM TÀI HỌC thì không thể luận như thế. Khi Âm Duơng hoà hợp vững chắc, sự biến hoá không ngừng. Đó chính là lúc không nóng không lạnh, là lúc tạo ra Nguyên Khí, Sinh Khí mà cũng là ĐẠI LỰC “ sự sống, sự truờng tồn “.

Khi tập thể dục thể thao làm tăng khí xuất mồ hôi, thì dương nhiều hơn âm, âm là máu trong cơ thề không thay đổi, lúc đó đo áp huyết sẽ có khí lực cao so với tiêu chuẩn tuổi như :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
khi vận động, thì khí lực tăng cao hơn 120-130mmHg như thành 140/70-80mmHg thì nhịp tim cũng tăng hơn 75 nhịp như thành 90, nhịp tim tăng là tăng nhiệt, đo nhiệt kế trên da cao 38 độ C, có nghĩa là khí cao hơn máu.(dương nhiều hơn âm).

*** Khi tập thể dục, sự vận động ma sát của cơ bắp tạo ra nhiều sức nóng, đồng thời tiêu hao âm chất – chất tinh hoa của đuờng, dinh duỡng bị thiêu hủy để đốt thành nhiên liệu. Nhờ đó mà cơ bắp mới có thể tiếp tục co giãn. Lúc này là lúc nhịp tim tăng cao, hơi thở tăng cao, huyết áp ( Systolic ) tăng cao.... Nhịp tim tăng cao là do cơ bắp vừa làm việc nhiệt vẫn còn đó, hơi thở tăng cao để tiếp thu oxy nếu không thì cơ bắp co rút lại hết, systolic tăng cao vì đó là năng xuất ( output ). Đấy là hình thức tăng cao tạm thời trong vài giây hoặc vài phút. Sau 15 phút hoặc nữa tiếng đồng hồ thì cơ bắp thả lỏng, nhiệt độ thấp dần, nhịp tim cũng xuống. Bấy giờ đo huyết áp là đúng nhất. Lúc đó là lúc cơ thể làm việc ra sao, năng xuất thế nào. Đó là lúc vận hóa tất cả những tàn vật. Đó cũng là lúc để chúng ta luận bệnh.... Tập nhiều mà không mệt, không lạnh là sức có thừa. Tập mới tí mà thở hốc hác, nguời lạnh tanh đó là thiếu Khí.


Ngược lại, nếu áp huyết như trên,trong hạn tuổi trung niên, thay vì âm là máu phải đủ 70-80mmHg, nhưng vì do ăn uống chất phá máu, dùng thuốc dược thảo làm mất âm xuống còn 50-60mmHg, thì cơ thể dương đúng tiêu chuẩn, còn âm thiếu, thấp hơn tiêu chuẩn, trở thành âm ít hơn dương, nước ít hơn lửa, cơ thể sẽ thiếu máu, cơ thể sẽ bị nóng bên trong, dùng nhiệt kế đo ngoài da lại lạnh.

Thí dụ trên cho thấy có hai loại nóng : trong cơ thể và nóng ngoài da.

Có người học đông y thắc mắc tại sao dương là khí mà gọi là nóng, âm là máu tại sao là lạnh. Nhưng có một thí dụ thực tế, người chết trong người vẫn còn máu là âm, nhưng khí là dương thì không còn, nên máu không chạy, sờ xác chết thì nóng hay lạnh như đá ?
Như vậy nóng trong người là thiếu âm, thiếu máu, ăn chua ăn mát, ăn đậu xanh không phải là bổ máu, bổ âm, trừ khi cơ thể đủ máu theo tiêu chuẩn tuổi thì dương-âm tuần hoàn quân bình, trong ngoài không nóng không lạnh.

*** Máu trong nguời thì phải chạy và châu lưu bốn bể. Nay máu không chạy thì không phải là máu mà là tiết canh. Khi máu ngừng chạy thì không còn gọi là máu mà là TIẾT CANH. KẺ SỐNG nguời chết khác nhau chỗ đó. Nóng trong nguời là do có chiến tranh, có cọ sát. Đó là viêm nhiễm, có sự tàn phá, sự hủy hoại của cơ thể dù âm chất không thiếu. Ví như trong nhà anh em, vợ chồng đầy đủ âm duơng, nhưng thiếu hoà khí choảng nhau chí choé, tất có thuơng vong. Đó là nhiệt ( âm hay duơng ?).. Âm nhiệt là bị hại về phần trong, về phần tâm linh, tình cảm, cảm xúc. Duơng nhiệt là bi hại về hình khí bên ngoài ( dóc váng thuơng tàn ).

Tuy nhiên lại có người thắc mắc, khí là không khí như gió như quạt, là sức đẩy, lực đẩy chấp nhận là dương, nhưng sao dương lại nóng, là lửa ?
Đúng vậy, không khí là dương, là vô hình, là sức đẩy, tùy theo thời tiết sẽ có gió nóng, gió mát, gió lạnh. Cũng như thế, khí dương đẩy máu tuần hoàn, trong máu có những ion, có chất sắt, bị đẩy trong ống mạch dẫn máu nhanh bị ma xát tạo nhiệt, càng đẩy nhanh người càng nóng, đẩy chậm thì không nóng, nơi nào không có máu đến thì nơi đó lạnh.

*** Khí là nhiệt , là hỏa. Chỗ nào thiếu nhiệt / hoả thì chỗ đó lạnh tanh. Chỗ nào máu không đến thì chỗ đó sẽ bị hư hại ( da khô, ghẻ lỡ, xuơng khô, tóc khô rụng, răng rụng … ) vì sự bảo trì, sữa chữa , kiến thiết và tái thiết bị ngưng giảm, chỗ đó sẽ bị hoang phế như bãi tha ma ( cơ bắp teo dần )

Do đó muốn biết rõ nóng trong nóng ngoài, cần phải đo áp huyết, và dùng nhiệt kế đo ngoài da bên ngoài sẽ thấp, không nóng, và đo trên lưỡi sẽ cao là nóng bên trong, hiện ra nguyên nhân bệnh do âm dương rõ ràng.

*** Muốn biết nóng trong / nóng ngoài phải dùng nhiệt kế hoặc hỏi thêm bệnh nhân để hiểu rõ thế nào là nóng trong / nóng ngoài .

*** Máy đo Huyết áp là để đo năng xuất của con nguời ngay tại lúc đó. Muốn biết năng xuất của con nguời thì phải đo lúc vào lúc ra ( nạp- xuất ). Có lúc ta cũng phải hiểu rằng năng xuất ra đúng mực, nhưng toàn là đồ phế thải . Đó là lúc thở hổn hển hoặc có mùi hôi tanh.

Các bạn có ý nghĩ khác hay có những lời giải thích rõ ràng dễ hiểu hơn, xin đóng góp. Chúng ta cùng học cùng mua vui mà đó cũng chính là món quà của trí tuệ.
Thưa các thầy và các bạn, tôi viết ra là để chúng ta cùng tham khảo và học hỏi, không hề có chút bê bác hay phê phán. Nếu có ý đồ riêng, tôi rõ ràng không đáng làm thầy thuốc.

Cám ơn các bạn,

Nam Nguyen

------------

CHỮA BỆNH THEO ĐÔNG Y

Quân bình âm dương trong y học không phải là con số toán học số âm số dương, vì nó là đơn vị bằng số, khí và huyết không phải là số như đại số học.

Khí và Huyết ở đây là do sự chuyển hóa của một chất đặc bị thủy phân cho ra một chất khí và một số nhiệt lượng, và do thống kê kinh nghiệm khoa học tìm ra tiêu chuẩn tốt xấu của một sản phẩm.

Thí dụ như cất tinh dầu cần có vật chất là âm là lượng kg lá dầu tràm, bị đun nóng qua thủy phân để biến thành tinh chất lỏng là dầu tràm, sản phẩm thu được là tinh dầu tràm chứ không còn là lá tràm, và mùi dầu tràm là khí thơm nhiều hay ít, trong quá trình phản ứng ra sản phẩm tinh dầu thì cũng cho ra một nhiệt lượng, là dầu đó bôi vào da cảm thấy nóng nhiều hay ít...
Như vậy người ta kết luận phải thủy phân bao nhiêu lá tràm tính bằng kg, thu được bao nhiêu lượng tinh dầu tính bằng lít, và sản phẩm tinh dầu này cho ra bào nhiêu nhiệt lượng làm ấm nóng hay lạnh đối với cơ thể.
Qua nhiều kinh nghiệm chưng cất tinh dầu người ta tìm được con số lý tưởng tạo ra phẩm chất tốt mới đặt ra tiêu chuẩn cho phòng kiểm nghiệm sản phẩm để đánh giá chất lượng của một sản phẩm tốt hay xấu.

Trong ngành y cũng từng trải qua kinh nghiệm dùng máy đo cơ học là máy đo áp huyết để kiểm chứng khí huyết và nhiệt của bệnh nhân thay đổi ra sao lệ thuộc vào sự biến đổi chuyển hóa thức ăn hay thuốc uống hay thay đổi tâm lý tinh thần đã làm áp huyết thay đổi tốt hay xấu, để biết bệnh tiến triển tốt hay xấu, từ đó mới tìm ra nguồn gốc nguyên nhân gây bệnh do phản ứng chuyển hóa thức ăn thuốc uống đúng hay sai.


Kết quả chưng cất tinh dầu cho ra sản phẩm : Chất khí là dương vô hình ngửi vào khí xông lên mũi nhiều hay ít, mạnh hay yếu, lượng tinh dầu là âm, bôi vào da cảm thấy nóng hay lạnh ...
Theo nguyên tắc này áp dụng 2 chữ Khí là dương, huyết là âm trong y học là sự chuyến hóa biến đổi thức ăn từ vật chẩt thô được chuyển hóa thành chất lỏng tạo ra máu và mỡ, nói tổng quát là máu nuôi thịt, mỡ nuôi xương, và cho ra một nhiệt lượng.

Máy đo áp huyết là máy đo cơ học, dùng khí để bơm máu cho ra kết quả 3 số khí, huyết và nhiệt lượng.

Nhờ máy đo áp huyết này, người ta so sánh áp huyết ban đầu trước khi ăn 1 tô

phở, thí dụ khí trong cơ thể là 120, máu là 70, nhiệt lượng là nhịp tim là 62
Sau khi ăn 1 tô phở, đo lại áp huyết cho ra kết quả khí là 125, máu là 75, nhiệt là 65

Kết luận :
Phản ứng chuyển hóa bất cứ một chất nào ăn uống vào cơ thể như trong thí dụ này là 1 tô phở nó sẽ chuyển ra khí lực dương được tăng thêm 5mmHg, chuyển hóa ra âm là huyết (gồm máu, mỡ, nước ) được tăng thêm là 5mmHg, và nhiệt lượng được làm tăng nhịp tim đập thêm là 3 nhịp người nóng ấm hơn trước.

Tóm lại : KCYD đã từng nói máy đo áp huyết là máy đo sự sống con người , đo được sự phản ứng chuyến hóa của một món thức ăn tạo ra khí và huyết và nhiệt lượng đúng hay sai để biết cách điều chỉnh thức ăn uống, hay cách tập luyện làm cho khí huyết dựa trên máy đo áp huyết được trở lại bình thường theo kết quả thực nghiệm lâm sàng của ngành y đặt ra tiêu chuẩn cho người khỏe mạnh không bệnh tật thì người ta gọi kết quả của máy đo áp huyết bằng một danh từ đơn giản dễ hiểu là âm-dương quân bình, chứ không phải là con số đại số học âm dương, nên người ta không ký hiệu khí là cộng +120 và trừ - 70, do đó không thể dùng toán học mà lý luận khí huyết được.

Thân
doducngoc