Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Tiểu đường 27. Dấu hiếu bệnh chứng THỰC của Tỳ, tụy tạng gây bệnh cho các tạng phủ khác




I-CHỨC NĂNG CỦA T
:

Theo tây y, tụy tạng điều chỉnh lượng đường và insulin để dẫn đường, hồng cầu, oxy, protein, lipid và ćác khoáng chất nuôi tế bào để sản xuất ra máu l̀à tạo máu, tạo khí và năng lượng nuôi cơ thể.

Tụy tạng là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên.
Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết (tiết ra dịch tụy đổ ...Tụy nằm sau phúc mạc, sau dạ dày, sát thành sau ổ bụng, vắt ngang qua các đốt sống thắt lưng trên. ...Các tuyến nội tiết tiết ra nhiều loại hormon vào máu, trong số đó quan trọng nhất là insulin và glucagon. ..Có hai loại viêm tụy: cấp tính và mạn tính. Viêm tụy cấp ... Ngoài ra,bệnh này có thể phát triển nếu các tế bào sản xuất insulin của tụy bị hư hỏng.

Theo tây y Lá lách hay theo đông y gọi là tỳ (tiếng Anh: "spleen", từ tiếng Hy Lạp là một cơ qua ncó ở hầu như tất cả các động vật có xương sống. Có cấu trúc gần giống như một hạnh bạch huyết lớn, nó hoạt động chủ yếu như là một bộ lọc máu.
Lá lách đóng vai trò quan trọng đối với các tế bào máu đỏ (còn gọi là hồng cầu) và hệ thống miễn dịch. Nó lọc bỏ các tế bào hồng cầu già và chứa máu dự trữ được dùng trong trường hợp khẩn cấp như sốt xuất huyết. Ngoài ra, nó còn tái chế sắt từ các tế bào hồng cầu đã lọc bỏ. Là một phần của hệ thống thực bào đơn nhân, nó tiêu hóa các hemoglobin (huyết cầu tố) lọc bỏ từ các tế bào hồng cầu già. Phân tử "globin" (các tiểu đơn vị protein) được phân hủy thành các acid amin, và nhóm hemo được chuyển hóa thành sắc tố mật (bilirubin) để giúp gan tiết mật phục vụ tiêu hóa.
Lá lách tổng hợp kháng thể ở tủy trắng và lọc bỏ vi khuẩn và tế bào hồng cầu đã bị bao bọc bởi kháng thể qua quá trình lọc máu và tuần hoàn bạch huyết. Một nghiên cứu khoa học xuất bản năm 2009 trên chuột đã phát hiện ra rằng lá lách chứa một nửa tổng số bạch cầu đơn nhân của toàn cơ thể trong tủy đỏ. Những bạch cầu đơn nhân này, sau khi di chuyển đến các mô bị tổn thương (ví dụ như tim), sẽ chuyển biến thành tế bào đuôi gai và đại thực bào trong khi làm lành các mô này. Lá lách là trung tâm hoạt động của hệ thống thực bào bạch cầu đơn nhân và có thể coi như là một hạch bạch huyết lớn, vì khi không hoạt động, khả năng kháng thể với một số bệnh nhiễm trùng bị suy giảm đáng kể.

1-Tham gia sản xuất tế bào lympho. Ở giai đoạn bào thai lách còn sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt
2-Phá huỷ các tế bào máu già cỗi, giữ lại sắt, protein và các chất cần thiết để tạo tế bào mới .
3-Dự trữ máu cho cơ thể. Khi lách co vào hoặc dãn ra tham gia điều hoà khối lượng máu cũng như khối lượng tế bào máu trong tuần hoàn
4-Lách còn tham gia chống nhiễm trùng cho cơ thể bằng cách thanh lọc các vi khuẩn và vật lạ ở máu
Đông y phân biệt tỳ âm, tỳ dương, nói nôm na là cơ sở vật chất cấu tạo ra một thực thể thấy được là tụy tạng và lá lách, còn tỳ dương là chức năng hoạt động của tỳ, thì chức năng của tỳ tạo máu, dẫn máu, dẫn nước, dẫn khí, dẫn đường đi nuôi các tế bào toàn thân.

Thầy thuốc đông y bắt mạch khám bệnh, khi tỳ bị bệnh phân biệt có hai loại bệnh thuộc tỳ âm là cơ sở bị bệnh và thuộc tỳ dương là chức năng bị bệnh, nhờ kinh nghiệm bệnh chứng của tạng phủ nói chung và của tạng tỳ nói riêng, mà chúng ta phải học thuộc thì khó nhớ, nên các thầy đông y xưa phải học thêm về kinh mạch, từ đó chúng ta phân biệt được cơ sở tạng phủ bị bệnh hay chức năng tạng phủ bị bệnh rất dễ dàng, và thay cách bắt mạch bằng tay thì ngày nay chúng ta bắt mạch bằng các máy đo áp huyết 2 tay, đo đường, đo nhiệt kế, đo pH

Đối với tây y, cơ sở bị bệnh thì biết ngay khi chụp hình xem có tổn thương không, có sưng không có teo nhỏ không...nhưng còn chức năng thì khoa học còn đang nghiên cứu từng phần chưa hoàn chỉnh.

II-BỆNH CHỨNG CỦA TỲ THEO ĐÔNG Y :


A-CHỨNG TỲ THỰC :

1-Các giai đoạn diển tiến của bệnh :
Theo đông y, khi một cơ quan tạng phủ bệnh, phải phân biệt bệnh do cơ sở, hay do chức năng, và phải tìm dấu hiệu bệnh đang ở kinh nào :
Giai đoạn bệnh chỉ bí ở chính kinh đó do âm dương tạng phủ của kinh thực hay hư, mà chưa truyền bệnh sang kinh con, hay
i ảnh hưởng bệnh hư hay thực từ kinh mẹ truyền sang, hay bị kinh khắc ức chế. Chúng ta biết được điều này là do lời khai của bệnh nhân, so với kinh nghiệm đã đúc kết được dâu hiệu triệu chứng lâm sàng học, có đánh số của từn bệnh như bên dưới, của những sách cổ cđông y lưu truyền lại

2-Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học của chứng bệnh tỳ :
Đông ytìm bệnh của tỳ cũng như các bệnh khác, xếp vào bệnh khí hay dương, thực hay hư, hàn hay nhiết, hay thấp hay táo.....hoặc xếp vào bệnh huyết hay âm, hư hay thực, hàn hay nhiệt hay thấp hay táo...
Bài hôm nay chúng ta học về chứng tỳ thực, và tập vẽ vòng tròn ngũ hành để tìm nguyên nhân bệnh theo ngũ hành và cách chữa theo ngũ hành.

Thí dụ 1 :
Chứng tỳ thực: (222)
Bụng căng có nước trong ổ bụng làm khó thở, ngực nặng, bức rứt tim, cẳng chân nóng, trúng thực nôn mửa, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, mỏi bắp thịt, miệng khô, cổ khát sinh bệnh tiêu khát, đái láu, tiểu đường.

Chúng ta xếp các dấu hiệu theo ngũ hành tạng phủ như sau :
Bụng căng có nước, cẳng chân nóng, đái láu, là thuộc thận thực
Khó thở, ngực nặng, miệng khô, cổ khát, bệnh phế thực
Bứt rứt tim, bệnh thuộc tim thực là dư hỏa
Trúng thực, nôn mữa, chân tay gầy nặng nề, mỏi bắp thịt, thuộc tỳ vị
Khi vẽ vòng ngũ hành thì hoả thực, thổ thực, kim thực, thận thực,

Thí dụ 2 :

Chứng tỳ nhiệt : (225)
Môi đỏ, họng khô, ợ chua, chóng đói, chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức táo nhiệt gây nên nhiệt chứng hoặc do viêm nhiễm ở gan mật ruột làm nhiệt khiến bao tử nóng.
Chúng ta xếp dấu hiệu bệnh vào vòng ngũ hành :
Môi đỏ, chóng đói, chân nướu răng sưng chảy máu thuộc tỷ vị thực nhiệt
Họng khô thuộc phế nhiệt
Ợ chua là gan nhiệt
Mồ hôi trộm thuộc phế nhiệt
Đại tiện bí kết thuộc đại trường
Tiểu tiện bí kết thuộc bàng quang nhiệt
Nước tiểu vàng đậm do thận nhiệt
Khi vẽ vòng ngũ hành thấy mộc, hỏa, thổ, kim, thủy thực, cả 5 hành đều bệnh nguyên nhân chính là do chính kinh tỳ vị bệnh thực, nên chỉ cần tả tỳ vị hết thực, ăn thức ăn giải nhiệt,
Thí dụ 3 :

Chứng tỳ thấp nhiệt : (227)
Do nhiễm vi khuẩn,vi rút, có dấu hiệu sốt, vàng da, bụng trướng đầy, buồn nôn.

Chúng ta xếp dấu hiệu bệnh vào vòng ngũ hành :
Thức ăn không tiêu lưu trong bao tử lâu ngày lên men vi khuẩn, chỉ có chính kinh bệnh, chỉ cần uống baking soda với đường chống nhiễm khuẩn và xổ hết thức ăn và vi khuẩn ra khỏi cơ thể thì khỏi

Thí dụ 4 :

Chứng tỳ vị thấp nhiệt : (228)
Thấp nhiệt nung nấu ở tỳ vị có dấu hiệu mặt và thân thể đều vàng, bụng trướng, căng tức, trung quản tức đau, ăn uống giảm, lợm giọng, mệt mỏi, tiểu ít mà vàng nghệ, rêu lưỡi vàng nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan,vàng da, các bệnh cấp tính về gan mật, bệnh ngoài da như thấp chẩn, bỏng rạ...

Chúng ta xếp dấu hiệu bệnh vào vòng ngũ hành
Thấp nhiệt, mặt và thân thể vàng, trung quản đau, ăn uống giảm, lợm gióng, mệt mỏi, rêu lưỡi vàng nhớt thuộc tỳ vị
Vàng da thuộc phế
Tiểu ít thuộc thận
Bụng trướng, căng tức do viêm gan
Bệnh do can tỳ là mộc thổ bất hòa
Khi vẽ vòng ngũ hành thấy mộc, thổ, kim, thủy.
3 hành liền nhau thổ, kim, thủy, chữa bổ vào thổ bằng cách uống nước mía giải nhiệt thông tiểu mát phổi, tập Vỗ Tay 4 Nhịp cho phế kim mạnh sẽ ức chế được gan mộc


B-CHỨNG TỲ HƯ :

Bài tập vẽ vòng ngũ hành tìm nguyên nhân bệnh

Chứng tỳ khí hư : (218)
Do tỳ khí hư nhược a tạng người yếu, hoặc lao động vất vả, lại ăn uống kém, hoặc tỳ âm không đủ ,có dấu hiệu tiêu hoá kém, bụng đầy, sôi bụng tiêu chảy, bệnh mạn tính làm vàng da, trung tiện,ăn ngủ không ngon,ăn không tiêu, hễ ăn vào bị trướng bụng,nặng nề mệt mỏi,tiêu chảy,gầy ốm, sắc mặt vàng héo hoặc trắng, hơi phù do suy dinh dưỡng ,tứ chi lạnh, hay nằm,lười nói, không thích vận động,lưỡi nhợt nhạt rêu trắng.Tỳ hư mạn tính làm ra chứng nhục cực gây ra bệnh cơ bắp mềm yếu, uá vàng ,teo nhỏ. Khi điều trị, phân biệt hai trường hợp :
Do chức năng tỳ mất vận hóa thì có dấu hiệu bụng đầy, mạch hư.
Do Tỳ hư hạ hãm thì có dấu hiệu tiêu chảy, lỵ, sa xệ các nội tạng, mạch hư nhược.

Chứng tỳ âm hư : (219)
Là chỉ tỳ và vị âm hư có nghĩa âm dịch a tỳ vị không đủ để làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá, có dấu hiệu môi miệng khô, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn.

Chứng tỳ dương hư : (220)
Là chỉ tỳ vị hư hàn, do tỳ khí hư hoặc do ăn thức ăn nguội lạnh, có dấu hiệu vị quản lạnh đau, bụng đầy trướng, mắc nghẹn, nôn oẹ, kém ăn, iả chảy hoặc lị kéo dài mệt mỏi, tiểu ít, phù thủng, gầy còm, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng, thường gặp a bệnh loét bao tử, loét ruột, viêm gan mạn tính, lị mạn tính, thủy thủng, bạch đới.

Chứng tỳ hàn : (223)
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu đầy trướng, đờm nhiều, ngắn hơi khó thở,mình nặng nề, tứ chi lạnh.

Chứng tỳ hàn thấp : (224)
Do ăn uống thức ăn lạnh hoặc do cảm mưa lạnh, khí hậu ẩm thấp hại tỳ, có dấu hiệu bụng trướng, buồn nôn, phân lỏng, tiểu ít, phụ nữ ra huyết trắng nhiều.


Chứng tỳ bị thấp tà : (226)
Ðầu nặng như đè ,bụng trướng đầy, không thích uống nước, thân nặng nề mệt mỏi, phiền muộn,không đói, miệng đầy nhớt có vị ngọt, iả chảy, bí tiểu, mạn tính sinh bệnh vàng da, lưỡi ướt nhầy,rêu lưỡi trắng trơn.


Chứng tỳ khí hư (hạ hãm): (229)
Có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải thích nằm,chân tay yếu sức,thân gầy hoặc phù, ăn uống kém, khó tiêu, bụng trướng đầy, iả lỏng, nặng thì đại tiểu tiện ra máu, mặt vàng héo, chóng mặt, rêu lưỡi trắng nhạt, thường gặp a bệnh loét bao tử, đường ruột, lỵ mạn tính và bần huyết.

Chứng tỳ khí bất nạp : (230)
Chức năng tiêu hóa kém do can khí, do thấp tà làm hại tỳ dương, do ăn uống không phù hợp với tình trạng khí hóa của tỳ làm tổn thương tỳ vị bị ủng trệ làm vùng bụng và trung quản căng đầy trướng tức không tiêu hóa được sinh chán ăn.

Chứng tỳ khí bất thăng : (231)
Chức năng tỳ khí không đưa dưỡng trấp lên tâm phế để hóa huyết do thấp trọc thực trệ làm tra ngại, hoặc trung khí không đủ,dưỡng trấp bị hóa đờm hoặc hóa mỡ a tại trung tiêu nơi màng bụng.

Chứng tỳ dương bất túc (tỳ dương hư ) : (232)
Ðau bụng ngầm thích xoa, thích uống nước nóng,ăn không tiêu, hễ ăn thức ăn sống lạnh đau bụng ngay, nước phân trong, chi gầy, thân nặng nề, phù thủng, mệt mỏi, da không ấm, sợ lạnh , tiểu bí, lưỡi dầy rêu trắng nhạt.

Chứng tỳ hư thấp khổn : (233)
Tỳ hư yếu sẵn lại do nội thấp ngăn tra, còn gọi là tỳ ố thấp nên chức năng vận hóa và điều hành dịch chất cho bao tử hoạt động giảm, không dẫn được thủy dịch lưu thông khiến thủy dịch ứ đọng tràn đầy, nếu thấp thắng thì cơ nhục phù thủng, ăn vào bị đầy không tiêu muốn ói ra, miệng lưỡi đầy, không khát, chân tay mỏi nặng nề, iả lỏng, rêu lưỡi dầy nhớt, thường gặp a bệnh viêm gan, ruột mạn tính.

Chứng tỳ khái : (235)
Khi ho đau rát a hạ sườn phải, lan tỏa tới vai lưng thậm chí không co động được, nếu co động thì ho dữ dội.

Chứng tỳ không nhiếp huyết : (236)
Chức năng tỳ khí hư không quản lý vận hành huyết theo kinh mạch, nên huyết đi tràn ra ngoài kinh có dấu hiệu xuất huyết a các bệnh băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều,chảy máu cam,chảy máu dưới da, đại tiện ra huyết, chứng bần huyết, nổi ban đỏ,giảm huyết sắc tố...

Chứng tỳ lao : (237)
Mất cơ nhục, gầy, chân tay mỏi, ăn không vào vì đầy bụng, đại tiện lỏng nhão do nguyên nhân tinh thần lo nghĩ , do vật chất ăn uống no đói thất thường, cả hai đều
làm thương tổn tỳ.

Chứng tỳ phế lưỡng hư : (238)
Là tỳ hư phế yếu, vì tỳ không nuôi phế , phế cũng hư luôn không còn khả năng chuyển hóa dưỡng trấp hóa huyết nuôi toàn thân, có dấu hiệu sắc mặt trắng nhợt, tay chân không ấm, kém ăn, iả nhão, rêu lưỡi trắng, thường gặp a bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, rối loạn tiêu hóa mạn tính.,

Chứng tỳ thận dương hư : (239)
Có dấu hiệu tay chân lạnh, iả lỏng, phù thủng, do thận dương hư không làm ấm tỳ dương.

Chứng tỳ thất kiện vận: (240)
Tỳ chủ vận hóa dưỡng trấp và thủy dịch, nếu tỳ dương hư làm mất chức năng kiện vận làm rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, iả chảy, kém ăn. Bệnh mạn tính có dấu hiệu mặt vàng, teo cơ, chân tay vô lực, hoặc dưỡng trấp hóa đờm, hoặc thủy bị ứ thành phù thủng.

Chứng tỳ thủy : (241)
Là một trong 5 chứng thủy, có dấu hiệu bụng to, thiếu hơi, tiểu khó, chân tay nặng nề.

Chứng tỳ tí : (242)
Là một trong năm chứng tí của ngũ tạng,có dấu hiệu tứ chi mỏi, ngực khó chịu, ho, nôn ra nước dãi trong, đau các cơ bắp.

Chứng tỳ ức: (243)

Thiếu tân dịch do tỳ mất chức năng vận hoá, khí hư không hoá được dịch chất nên đại tiện khô táo khó bài tiết.