Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Mua giấy quỳ để tự khám bệnh bằng pH nước bọt, pH máu và pH nước tiểu để biết cách tự chữa bệnh bằng điều chỉnh thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Mua giấy quỳ để tự khám bệnh bằng pH nước bọt, pH máu và pH nước tiểu để biết cách tự chữa bệnh bằng điều chỉnh thực phẩm ăn uống hàng ngày.

(Mua pH test strips ờ Wall Mart, thử nước bọt, nước tiểu và nước thức ăn  )

  

                           8.69$                              




                                                                                                                                          64.26$

Vào năm 1972, Bác sĩ Carl Reich đã xác minh rằng số đo pH của nước bọt là đại diện cho độ pH của toàn bộ cơ thể người. Độ pH của nước bọt thật sự là một thước đo về “ứng suất” của kiềm có trong cơ thể người.

Chỉ cần thử pH nước bọt  : Khi khỏe mạnh, pH máu =pH nước bọt = pH của dịch toàn cơ thể = 7.4

Thật vậy pH máu là 7.4 , pH dịch não tủy là 7.4 và pH nước bọt cũng là 7.4 , chứng tỏ pH của nước bọt thì cân bằng với pH của dịch trong cơ thể , như thế có nghĩa là pH nước bọt là ổn định và chính xác đễ theo dõi pH của cơ thể . Độ pH của nước bọt phản ánh đúng đắn việc bạn tạo ra một môi trường kiềm hay acid trong cơ thể của bạn.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến độ pH trong cơ thể, như tuổi tác, mức độ vận động, chất lượng không khí, trạng thái tinh thần và đặc biệt là thức ăn, thức uống. Có đến 150 chứng bệnh như ung thư, loãng xương, cao huyết áp, bệnh tim, viêm khớp, giảm trí nhớ, tiểu đường, sỏi thận , sỏi túi mật , dị ứng với thuốc và thức ăn, sâu răng v.v… đều có quan hệ mật thiết với các chất dịch của cơ thể có a-xit hoặc nhiễm a-xit.

Độ pH của nước bọt được đo chính xác và gần bằng với pH của cơ thể khi được đo vào buổi sáng khi thức dậy và 2 giờ sau ăn, vì lúc đó sự hấp thu và chuyển hóa của cơ thể đã điều chỉnh độ pH ổn định .

Độ pH nước bọt bình thường 2 giờ sau ăn là 7.1 – 7.5 , hơi kiềm nhẹ , biểu thị một sức khỏe tốt . Hầu hết trẻ em có pH nước bọt là 7.5.

Một nửa số người trưởng thành có pH nước bọt là 6.5 hoặc thấp hơn biểu hiện một tình trạng thiếu calcium do tuổi tác hoặc do lối sống , chế độ ăn…

Độ pH từ 4.5 – 6.5 là acid ,biểu hiện một tình trạng bệnh lý .
Thật vậy , một pH của cơ thể có tính axit sẽ làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác của cơ thể, giảm sự sản xuất năng lượng trong các tế bào, làm giảm khả năng sửa chữa các tế bào bị hư hỏng, giảm khả năng giải độc, làm cho các tế bào khối u phát triển mạnh, cơ thể ở trong tình trạng căng thẳng, stress, hệ miễn dịch suy yếu và làm cho cơ thể thêm mệt mỏi và bệnh tật.

Các loại nước ép trái cây là Acid sẽ trở thành loại thực phẩm kiềm của cơ thể sau khi được chuyển hóa và hấp thu, nhưng tác dụng ngay lập tức trên răng là tính axit, không tốt cho men răng. Nước vô hiệu hóa điều này ngay lập tức, có nghĩa là hãy uống một ngụm nước sau khi ăn hay uống những thức ăn có tính acid.

Cách đo pH nước bọt như sau :
1. Thực hiện khi thức dậy hoặc hai giờ sau khi có bất cứ thức ăn nào trong miệng của bạn .
2. Nuốt nước bọt trong miệng của bạn, và sau đó hút nước bọt mới từ bên dưới lưỡi của bạn (có hai tuyến nước bọt dưới lưỡi). Lặp lại 2 lần (mục đích là để nước bọt là gần giống nhất với máu)
3. Lấy mẫu nước bọt để thử với giấy quỳ (Không đặt giấy vào miệng), chờ 20 giây, và so sánh các kết quả của biểu đồ màu pH .

Kiểm tra kết quả của Bạn:

Nếu độ pH của bạn là 5,5-6,0 :
Bạn đang có ít nhất là một bệnh ở trên hay ở trong tình lo âu hay căng thẳng mãn tính, thiếu khoáng chất kiềm, trong đó quan trọng là calcium. Nếu yếu tố tinh thần , tình cảm là nguyên nhân, hãy cải thiện chế độ ăn uống, giải độc và tập thể dục , thư giãn …

Nếu độ pH của bạn là giữa 6.0 - 6.5,
Bạn đang có thể có một hoặc nhiều trong số 150 bệnh như đã nói ở trên. Khi cơ thể nhiễm acid mà chúng ta không bổ xung bằng chế độ ăn ( vì cơ thể không thể tự tạo khoáng kiềm) thì cơ thể sẽ điều chỉnh độ pH bằng cách lấy đi các khoáng kiềm có trong một số mô và dịch trong cơ thể , trong đó có calcium, kết quả là chúng ta sẽ bị loãng xương và kéo theo nhiều bệnh khác .

Nếu độ pH của bạn là 6,5-7,0
Biểu hiện một tình trạng stress hoặc thiếu calcium do tuổi tác hoặc do lối sống , chế độ ăn. Điều này sẽ được cải thiện một cách dễ dàng với thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục .Cải thiện chế độ ăn uống cho những người có độ pH dưới 7,0 có nghĩa là ăn 70% hoặc nhiều thực phẩm có chất khoáng kiềm trong các loại thức ăn hàng ngày.
Nếu độ pH của bạn là 7.1 - 7.5, cơ thể bạn đang ở trong tình trạng khỏe mạnh.

Nếu độ pH của bạn là 7,5-8,0 :
Thường là do chế độ ăn uống , người ăn chay thường rơi vào phạm vi độ pH cao. Họ ít khi rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng là các lợi ích tích cực mà họ nhận được từ chế độ ăn ( ăn chay ) tốt của họ. Chế độ ăn bao gồm thêm các loại ngũ cốc, gạo và các thực phẩm có khoáng axit trong khẩu phần ăn để giảm độ pH xuống .

Thực tế cho thấy, độ pH trong cơ thể người là một biến số theo rất nhiều yếu tố.

Nếu cơ thể bạn có tính kiềm yếu là điều rất tốt. Nhờ đó mà cơ thể dễ bài tiết chất thải ra ngoài, sự chuyển hóa được linh hoạt, nội tạng được giảm nhẹ gánh nặng, kết quả là rất ít sinh bệnh, hoặc dù có bị bệnh cũng sẽ mau khỏi (bởi bệnh tật , kể cả ung thư không thể tồn tại trong môi trường chất dịch có kiềm). Nhóm người có thể trạng như vậy thì sinh lực dồi dào và tràn đầy sức sống. Nếu cơ thể bạn có khuynh hướng có tính a-xit thì hoạt động của tế bào sẽ kém cỏi, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết được ra ngoài, chuyển hóa cũng trì trệ, gánh nặng của thận và gan tăng lên, làm cho cơ thể xuất hiện các bệnh mạn tính. Đồng thời môi trường a-xit dễ làm cho con người chóng già yếu, mệt mỏi, lo buồn bất an, tâm thần không ổn định, hình thành áp lực tâm lí khá lớn, có khi xuất hiện những triệu chứng như mất ngủ v.v…

Chính vì vậy mà ở Mỹ có cuốn sách với tựa đề nổi bật: “Kiềm hóa hay là chết”. Cuốn sách cho biết, kiềm hóa là cơ sở trong việc hoàn trả lại sức khỏe cho cơ thể con người.

Để xác định xem thực phẩm là axit hoặc kiềm, nó được đốt cháy và tro được trộn với nước. Nếu chất hòa tan là axit hoặc kiềm thì thực phẩm đó được gọi là axit hoặc kiềm. Tro là chất khoáng có trong thực phẩm. Phương pháp này loại bỏ các axit và kiềm hữu cơ . Thật ngạc nhiên là chanh và bưởi có tính acid nhưng lại là thực phẩm có tính kiềm cho cơ thể, đó là vì thực phẩm tác dụng lên cơ thể sau khi nó đã được tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể .Đó mới là điều mà chúng ta quan tâm. Ảnh hưởng của thực phẩm lên việc cân bằng axit / kiềm trong cơ thể được xác định bởi hàm lượng khoáng chất có trong thực phẩm đó.


Chất khoáng với điện tích âm sẽ hút các ion dương H +. Đây được gọi là khoáng chất axit. Khoáng chất axit bao gồm: Clo (Cl), lưu huỳnh (S), phốt pho (P), và chúng tạo thành axit clohiđric (HCl), axit sulfuric (H2SO4) và axit photphoric (H3PO4).

Chất khoáng với điện tích dương thu hút các âm các ion âm OH-. Đây được gọi là khoáng chất kiềm. Chất khoáng kiềm quan trọng bao gồm canxi (Ca +), kali (K +), magiê (Mg +), natri (Na +).

Các loại thực phẩm có tính kiềm rất có lợi cho sức khỏe nhưng khó có thể duy trì một chế độ ăn uống có tính kiềm cao.
Nếu phải loại bỏ thực phẩm có tính acid có nghĩa là phải hạn chế thực phẩm đã chế biến, thức ăn có đường, thịt, rượu, và nước giải khát …Thật không may, những thực phẩm này khó khăn để cắt giảm, kể từ khi chúng chiếm đa số trong chế độ ăn của nhiều người trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng những người tiêu thụ rất nhiều thực phẩm có tính axit thường những người liên tục bị bệnh . Cũng phải nhớ rằng chúng ta không thể tránh các loại thực phẩm có tính axit hoàn toàn, nhưng chỉ đơn giản là hạn chế khoảng 20% đến 40% trong chế độ ăn uống của chúng ta. Một thực đơn lý tưởng là gồm 20 % thực phẩm mang tính acid và 80% thực phẩm mang tính kiềm cho cơ thể.


ĐỘ pH - MỘT YẾU TỐ ĐẨY LÙI BỆNH TẬT .

Trong cơ thể con người nói chung , tính axit chính là tác nhân gây lão hóa, và bệnh tật :

Ở trẻ mới sinh, cơ thể có tính kiềm. Theo thời gian, những tế bào trong cơ thể sẽ có tính axit cao hơn và bắt đầu biểu lộ “tuổi tác” của chúng.

Sự nhiễm axit đó có thể xảy ra trong tế bào, ngoài tế bào, trong tất cả các cơ quan, mô, xương và dịch cơ thể…

Trong cuốn sách giáo khoa về “Sinh lí học Y khoa” của tác giả nổi tiếng người Mỹ, Tiến sĩ bác sĩ Y khoa Arthur C.Guyton có đề cập tới chủ đề: “Bước đầu tiên trong việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể.

Thang độ pH đi từ con số 0 (rất a-xit) đến con số 14 (rất kiềm). pH=7 là trung tính (không biểu hiện tính a-xit cũng không biểu hiện tính kiềm). Mỗi sự thay đổi 1 điểm trên thang độ pH, ví dụ như từ pH=7 giảm xuống pH=6 sẽ làm tăng độ a-xit lên gấp 10 lần.Từ 6 giảm xuống đến 5 làm tăng độ a-xit lên thêm 10 lần nữa. Như thế, một chất dịch có pH=2 sẽ có độ a-xit mạnh hơn gấp 100.000 lần so với chất dịch có độ pH=7!

Các tế bào của một cơ thể khỏe mạnh có tính kiềm, trong khi các tế bào của một cơ thể bệnh tật lại bị nhiễm a-xit. Khi pH càng dưới 7.4 thì tế bào càng a-xit, con người càng ốm yếu hơn.

Nếu tế bào không kiềm hóa được, chúng sẽ trở nên nhiễm a-xit và như vậy bệnh tật sẽ bắt đầu. Cơ thể con người tạo ra các chất chuyển hóa a-xit như là phụ phẩm của cơ chế chuyển hóa bình thường. Nhưng cơ thể con người không sản xuất ra chất kiềm. Bởi vậy con người phải tìm cách thu nhận được chất kiềm từ nguồn bên ngoài để giữ cho cơ thể tránh khỏi bị nhiễm a-xit và dẫn tới bệnh tật và tử vong”.
Từ điều nhận thức trên, người ta cho rằng dược phẩm chỉ xử lí được các triệu chứng của bệnh tật mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, muốn loại trừ nguyên nhân sinh ra các chứng bệnh, nhất thiết phải thông qua dinh dưỡng hợp lí và duy trì sự cân bằng về độ pH của các lưu chất trong cơ thể con người.

Cân bằng axit kiềm được gọi là độ pH, biểu thị bằng con số ion hyđro trong cơ thể. Nếu bạn cung cấp ion hydro quá mức thì sẽ tạo ra nhiều axit-độ pH thấp (ví dụ pH <7.1) và như vậy cơ thể bạn sẽ trong tình trạng nhiễm axit. Còn nếu cơ thể có độ pH cao (ví dụ pH > 7.5 ) thì cơ thể sẽ mang tính kiềm.

Nhưng cơ thể con người là một “hệ thống kỳ diệu”, chúng duy trì độ pH trong phạm vi hẹp giữa pH là 7,35 đến 7,45 nhưng lại “nạp” một lượng lớn axit bởi chế độ ăn và sự trao đổi chất giữa các mô tế bào.

Sự tích lũy những chất độc có tính axit trong cơ thể là một đặc điểm của quá trình lão hóa. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh axit cơ thể (độc chất nội tế bào và ngoại tế bào) bằng cách ăn uống những loại thực phẩm có tính kiềm, và quan trọng là có những hoạt động tạo nên kiềm tính như tập thể dục, thở sâu, thư giãn, thiền…

Máu có một số cơ chế để tự cân bằng độ pH, như việc rút dần các khoáng chất thiết yếu (như can-xi) của các cơ quan khác trong cơ thể để trung hòa độ a-xit và duy trì mức kiềm phù hợp trong máu. Một khi các chất dịch và các cơ quan bị tước đoạt chất khoáng thì cơ thể con người bị nhiễm a-xit hơn. Đây là điều tồi tệ cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra , phần lớn các enzym trong cơ thể người cũng cần một môi trường có độ pH giữa 7,35 và 7,45 để hoạt động một cách có hiệu quả. Giữ cho các chất dịch của cơ thể người thường xuyên có độ pH trên 7 là điều rất hệ trọng trong việc duy trì sức khỏe!

Tóm lại, ung thư không thể tồn tại trong môi trường kiềm. Tất cả các dạng viêm khớp điều liên quan đến môi trường acid , acid làm răng và xương bị hao mòn .

Đơn giản hơn là dùng cái lý:” Bệnh tật do Acid, hóa giải bằng Alkalize (kiềm hóa) “!


ĐỘ pH và THỨC ĂN


Nhắc lại thế nào là thực phẩm acid hay kiềm đối với cơ thể ?

Chất khoáng với điện tích âm sẽ hút các ion H +. Đây được gọi là khoáng chất axit. Khoáng chất axit bao gồm: Clo (Cl), lưu huỳnh (S), phốt pho (P), và chúng tạo thành axit clohiđric (HCl), axit sulfuric (H2SO4) và axit photphoric (H3PO4).

Chất khoáng với điện tích dương thu hút các âm các ion âm OH-. Đây được gọi là khoáng chất kiềm. Chất khoáng kiềm quan trọng bao gồm canxi (Ca +), kali (K +), magiê (Mg +), natri (Na +).

Để xác định xem thực phẩm là axit hoặc kiềm, nó được đốt cháy và tro được trộn với nước. Nếu chất hòa tan là axit hoặc kiềm thì thực phẩm đó được gọi là axit hoặc kiềm. Tro là chất khoáng có trong thực phẩm. Phương pháp này loại bỏ các axit và kiềm hữu cơ Thật ngạc nhiên là chanh và bưởi có tính kiềm, đó là vì thực phẩm tác dụng lên cơ thể sau khi nó đã được tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể .Đó mới là điều mà chúng ta quan tâm. Ảnh hưởng của thực phẩm lên việc cân bằng axit / kiềm trong cơ thể được xác định bởi hàm lượng khoáng chất có trong thực phẩm đó.

Cho rằng thận sẽ bài tiết các khoáng chất dư thừa và giữ lại những gì cơ thể cần, do đó không cần thiết để lo lắng quá mức về số lượng tiêu thụ canxi, natri, magiê và kali. Chỉ cần chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn cân đối hợp lý có chứa tất cả bốn các khoáng chất kiềm trên.

Yếu tố then chốt quyết định thể chất là thức ăn. Chỉ riêng việc điều chỉnh thức ăn, thức uống tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày, có thể nhanh chóng nhận biết được ngay sự thay đổi của độ pH. Thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn và thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn” (lời nói của Ông tổ nền Y học Thế giới- Hippocrates), sẽ được rõ thêm nhờ những thức ăn rất kiềm, kiềm nhẹ, a-xit nhẹ và a-xit mạnh. Như vậy, kiểm soát được thực phẩm tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày đối với việc duy trì sức khỏe bản thân có ý nghĩa và quan trọng.

Có rất nhiều món ăn tưởng chừng như chứa nhiều axit nhưng không hoàn toàn vậy. Rất khó để nói thức ăn có vị chua như dứa, dâu tây hay chanh lại không làm tăng axit trong cơ thể. Vì ảnh hưởng của thức ăn đến độ pH chỉ được xác định rõ ràng khi cơ thể đã trao đổi chất xong những thức ăn đó.

Tính acid hoặc kiềm của một số thực phẩm:

1. Rất kiềm:

Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại dịch ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…

2. Kiềm nhẹ:

Đậu, giá, hạt… Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình.
 Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh.

Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ.

   3. Trung tính:

Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang, dầu oliu…

4- Axit nhẹ:

Trà, cà phê, gà vịt , rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….

5. Axit mạnh:

Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric…. Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta.

Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit.

Trong đời sống, chúng ta vẫn thường phải ăn những loại thực phẩm có tính axit. Với những trường hợp này, tính axit có thể được trung hòa nếu bạn ăn thêm một ít rau cải tươi. Tuy nhiên, để trung hòa tính axit, ta không cần phải dùng những thực phẩm có tính axit và kiềm trong cùng một bữa ăn. Chẳng hạn, ta có thể bù đắp kiềm tính cho khẩu phần ăn có tính axit sau vài giờ (sau khi thức ăn có tính axit đã được tiêu hóa) bằng một ít dưa tây. Nếu một bữa ăn đảm bảo được 10% protein và 90% rau cải thì nó sẽ có tính chất từ trung tính đến kiềm nhẹ.

Các thực phẩm có nhiều tính kiềm là những loại giàu enzyme và ở trạng thái tự nhiên. Chúng sẽ trở nên axit hơn nếu được nấu nướng (đặc biệt là thực phẩm rán, cháy). Các loại thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói hoặc làm khô, thức ăn chứa những hóa chất dùng trong chế biến cũng giàu axit.

LỢI ÍCH TỪ THỰC PHẨM CHỨA KIẾM

- Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng axit cao, sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận, gan và da. Vì vậy chế độ ăn kiêng giúp cân bằng độ pH trong cơ thể sẽ giúp tiêu hoá tốt, da và tóc trở nên khoẻ mạnh hơn.

Mức độ pH ảnh hưởng tới tất cả các chức năng trong cơ thể. Ví dụ như bữa ăn có độ pH thấp khiến não gặp khó khăn trong việc hấp thu năng lượng từ các tế bào máu.

Thức ăn chứa nhiều axit dẫn đến các tế bào chóng già và điển hình là tóc dễ bị gẫy, chẻ ngọn còn da thì trở nên xấu đi, mất sức sống. Không những thế, thức ăn có hàm lượng axit cao còn khiến cơ thể mệt mỏi, có cảm giác khó chịu, ốm yếu.

Hầu hết những thực phẩm không thuộc nhóm “ăn chay” sẽ có lượng axit cao như thịt đỏ, thịt gà, trứng. Ngoài ra còn có gạo, bánh mì trắng, đậu lăng. Khi chế độ ăn có lượng axit cao thì cần trung hòa bằng cách thêm những thực phẩm chứa kiềm trong bữa ăn hằng ngày, đó là các loại rau quả.

Các loại rau quả giàu chất kiềm là dưa chuột, nho, chuối, quả mâm xôi, táo, dưa, các loại quả thuộc họ cam quýt, hoa súp lơ, cà rốt, củ cải, cà tím, các loại bầu bí…
Đối với những người có sở thích ăn thịt thì nên ăn kèm các loại rau chứa nhiều kiềm đã kể trên trong bữa ăn của mình. Một cách hiệu quả nữa là nên bắt đầu một ngày mới với một cốc nước cam ép (hoăc loại quả thuộc họ cam quýt). Mặc dù các loại cam quýt có chứa axit trong tự nhiên nhưng lại tác động như chất kiềm trong cơ thể.

Bạn nên biết:

- Cơ thể cần 75% - 80 % thực phẩm hằng ngày là chất kiềm tự nhiên để giúp tiêu hoá được thuận lợi và có một sức khoẻ tốt.

- Thức ăn chứa nhiều kiềm sẽ giúp não hoạt động tốt hơn.

- Thức ăn chứa hàm lượng kiềm cao khiến các hoạt động cơ thể trở nên năng động hơn, ít bị đau đầu, cảm lạnh và ốm yếu.

- Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hoá các tế bào, làm da mịn màng tươi trẻ.

Các loại thực phẩm tốt nhất để tăng độ pH của cơ thể là dưa chuột, bơ, hạt tiêu xanh, atisô, măng tây. Bạn cũng có thể dùng 1 đến 2 muỗng canh baking soda không chứa nhôm với một ly nước ,(baking soda có tính kiềm cao), để làm tăng pH của cơ thể khi dùng nhiều thực phẩm acid . Nhưng lưu ý là baking soda có thể làm tăng huyết áp nên khi sử dụng hãy " lắng nghe chính mình" !
Không nhất thiết cứ phải loại trừ sử dụng thức ăn, thức uống có tính a-xit, mà điều mấu chốt là phải biết sử dụng chúng với một tỉ lệ thích ứng với thức ăn tính kiềm. Thức ăn tính kiềm đưa vào cơ thể phải bảo đảm đủ số lượng cần thiết mới có thể trung hòa được hết lượng thức ăn tính a-xit.

Một chế độ ăn uống khỏe mạnh bình thường nên bao gồm thức ăn tạo acid 20% và 80% thực phẩm tạo kiềm . Thật không may, ngày nay tỷ lệ này thường là ngược lại. Những người đặc biệt hoạt động thể chất có thể ăn các loại thực phẩm tạo nhiều axit mà không làm xáo trộn sự cân bằng, nhưng đối với những người có lối sống ít vận động, một chế độ ăn hình thành axit trở nên có hại.

Sự thành công trong việc duy trì độ pH của cơ thể phải được thể hiện qua việc kiểm tra thực tế về số đo độ pH trong nước bọt. Qua số đo thực tế độ pH của nước bọt, sẽ biết được những yếu tố liên quan (tích cực và tiêu cực) thực hiện trong thời gian trước khi kiểm tra độ pH. Từ đó có thể quyết định được những lựa chọn về ăn uống, về sự vận động, về trạng thái tinh thần v.v… trong những ngày tiếp theo nhằm duy trì được độ pH cần thiết trong cơ thể mình. Một khi đã có được nhận thức đầy đủ với chủ định làm chủ việc kiềm hóa cơ thể, thì bạn sẽ nhanh chóng nhận biết được thao tác tự kiểm tra độ pH trong cơ thể thật là dễ dàng, nhanh gọn mà có ý nghĩa.



DANH SÁCH CÁC THỰC PHẨM TẠO ACID-KIỀM CHO CƠ THỂ


MỘT SỐ THỰC PHẨM TẠO KIỀM

( Để điều chỉnh axit trong cơ thể )
---------------

Cỏ ba lá mầm
Hạnh nhân
Táo


Chuối
Đậu khô
Củ cải đường xanh
Củ cải đường
Các loại quả mọng
Blackberries
Bông cải xanh
Cải Brussel
Bắp cải
Các loại bí
Cà rốt
Súp lơ trắng
Cần tây
Lá chard
Anh đào chua
Collard xanh
Dưa chuột
Quả sung ( sấy khô)
Ngô tươi
Sữa dê
Bưởi
Nho
Đậu xanh
Đậu Hà Lan
Đậu nành
Cải xoăn
Rong biển
Rau diếp
Đậu lima (sấy khô )
Đậu lima ( tươi )
Xoài
Các loại dưa (hấu , gang , ..)
Hạt kê
Nấm
Xạ hương
Mù tạt xanh
Đậu bă
́p
H
ành
Cam
M
ùi tây
Đào
L
ê
Ớt chuông
Dứa (thơm )
Mận
Khoai tây ( sấy , tươi )
Mận khô
Quinoa
Củ cải
Nho khô
Quả mâm xôi
đại hoàng **
Dưa cải
Đậu nành
Rau bina tươi
Dâu
Quýt
Cà chua
Dấm, rượu táo
Cải xoong
-----------     

Tất cả các loại thực phẩm trên sẽ trở thành axit khi được thêm đường vào .
** Đại hoàng mang tính kiềm nhưng không tốt cho sức khỏe .


THỰC PHẨM TRUNG TÍNH NHƯNG GÂY ACID HÓA


Dầu bắp
xirô bắp
̀u ôliu
đường tinh luyện

MỘT SỐ THỰC PHẨM TẠO ACID
(Làm tăng acid cho cơ thể bạn )
rượu
aspirin
Thịt xông khói
lúa mạch, ngũ cốc
thịt bò
Quả việt quất
Cám yến mạch
Cám lúa mì
Bánh mì ( trắng)
Bánh mì làm từ toàn bộ lúa mì

bánh ngọt
Ngũ cốc
Cheese (phô mai)
Thịt gà
Đậu chickpeas
sôcôla
cà phê
Bắp ngô
thịt bò muối
Bánh quy,
trứng
Bột gạo
Bột mì
Ngũ cốc, trừ kê
ca
́ vược nhỏ
mật ong
Thịt cừu
Các loại đồ legume
Đậu lăng, sấy khô
Sữa bò (một số nguồn tin cho biết chế biến sữa tạo thành axit trong khi sữa nguyên chất là có tính kiềm)
Mù tạc
Nuts
Bột yến mạch
Hàu
Mì ống
bơ đậu phộng
Đậu phộng
Đậu Hà Lan, sấy khô
thịt lợn
Gạo, nâu
Gạo, trắng
cá hồi
Cá mòi
xúc xích
Sò điệp
Hạt, sấy khô
tôm
bánh quy giòn
nước giải khát
Spaghetti
đường
hạt hướng dương
Trà đen
Thịt bê
Giấm( hóa học chưng cất )
Vitamin C (axit ascorbic)
Quả óc chó
mầm lúa mì
Yogurt (sữa chua )
trái cây đóng hộp, lên men
Tất cả các sản phẩm đã chế biến từ sữa .
Tất cả thịt động vật và hải sản.

------------



QUE THỬ pH NƯỚC TIỂU BIẾT MỘT LÚC 10 LOẠI BỆNH
(Đặt mua ở tiệm thuốc tây 100 pH test strip, tên hiệu Chemstrip 7 hay 10, loại cho kết quả 7 hay 10 loại bệnh, giá 50-70 $Canada)

Trong một cơ thể khỏe mạnh cân bằng, độ pH nước tiểu hơi acid vào buổi sáng pH 6,5-7 và dần trở nên kiềm hơn vào buổi tối pH 7,5-8. Tuy nhiên độ pH bình thường của nước tiểu có thể dao động và chấp nhận được từ mức không khỏe mạnh pH 4,6 đến pH >8 .

Ngoài giá trị này kéo dài là một tình trạng bệnh lý. Một pH nước tiểu cao có thể cho biết cơ thể đang bị lấy đi các chất kiềm ở mô cơ thể để làm vùng đệm cho cơ thể đang trong tình trạng quá acid, hoặc chỉ đơn giản là một số khoáng chất kiềm dư được loại bỏ bởi cơ thể.
- Khi pH nước tiểu <6,0 trong thời gian dài, nó là một dấu hiệu dịch cơ thể quá acid và thận phải là việc để giải thoát cơ thể khỏi môi trường acid .

* pH nước tiểu đánh giá tình trạng toan kiềm của quà trình chuyển hóa và hệ hô hấp.
 pH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, pH =7.0 là giá trị trung tính của nước tiểu. pH đánh giá khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận.Thận duy trì cân bằng acid- base chủ yếu qua sự tái hấp thu muối và bài tiết hydro, ion amoni của ống thận. Sự bài tiết nước tiểu tính acid hoặc tính kiềm từ thận là cơ chế quan trọng để duy trì sự hằng định pH của cơ thể.

* Nước tiểu có tính acid (pH <6), xảy ra trong các trường hợp sau:

- Toan chuyển hóa ( suy thận cấp ), tiểu đường nhiễm keton acid, tiêu chảy, nôn ói nhiều, hội chứng ure huyết cao ( suy thận cấp hoặc mạn tính ), nhịn đói lâu ngày .

- Nhiễm trùng tiểu do E.Coli
- Toan hô hấp do ứ CO2 : bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính (COPD ), HEN nặng .

- Giảm kali máu : ăn uống kém ,hội chứng tiết ADH không thích hợp.

- Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide tạo ra nước tiểu có tính acid.

- Chế độ ăn nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu.

- Tiểu đạm : suy thận mạn, đái tháo đường , tăng huyết áp ,nhiễm độc thai nghén, thiếu nước .

- Tiểu ceton : đái tháo đường không điều trị tốt, ăn ít carbonhydrate, nghiện rượu, thai suy dinh dưỡng.

- Tiểu máu : nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, bướu bàng quang, bướu thận, viêm niệu quản , bàng quang, niệu đạo...

* Nước tiểu có tính kiềm (pH >8) , xảy ra trong trường hợp sau:

- Nhiễm trùng tiểu do proteus và pseudomonas gây phân hủy urea .

- Toan hóa ống thận, suy thận mạn.

- Kiềm chuyển hóa do nôn ói.

- Kiềm hô hấp do tăng thông khí , thở nhanh.

- Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm.

- Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu.

Khi cơ thể khỏe mạnh thì cần một pH nước tiểu trung tính là tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào giữ pH trung tính cũng là tốt vì có một số bệnh cần giữ pH nước tiểu hơi acid hay hơi kiềm để kết hợp điều trị , sau khi khỏi bệnh thì đưa pH nước tiểu trở về chỉ số pH trung tính .


Do đó, kiểm soát pH nước tiểu rất quan trọng trong một số trường hợp sau:

(1)Sỏi thận:

Sự hình thành sỏi thận phụ thuộc vào pH nước tiểu. Bệnh nhân đang điều trị sỏi thận nên áp dụng chế độ ăn hoặc thuốc để thay đổi pH nước tiểu giúp ngăn chặn hình thành sỏi. Sỏi canxi phosphate, mange phosphate hình thành trong môi trường kiềm. Vì vậy trong những trường hợp này nên giữ nước tiểu có tính acid. Sỏi acid uric, cystine, canxi oxalate lắng đọng trong nước tiểu acid, vì vậy trường hợp này khuyến cáo nên giữ nước tiểu có tính kiềm.

(2)Sử dụng thuốc:

Sử dụng streptomycin, neomycin, kanamycin có hiệu quả hơn trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu khi nước tiểu có tính kiềm.

Suốt quá trình điều trị kháng sinh sulphamide, giữ nước tiểu kiềm sẽ ngăn chặn sự hình thành tinh thể sulphamide gây sỏi.

Nước tiểu nên giữ kiềm khi có ngộ độc salicylate (aspirin) để tăng thải và trong suốt quá trình truyền máu.

(3)Một số tình trạng lâm sàng:

- Trong quá trình điều trị nhiễm trùng tiểu và điều trị sỏi thận hình thành trong môi trường kiềm nên giữ nước tiểu có tính acid.

- Suốt quá trình ngủ thông khí phổi giảm gây toan hô hấp nên nước tiểu có tính acid .

- Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide (trong điều trị tăng huyết áp , xơ gan cổ chướng) tạo ra nước tiểu có tính acid, vì vậy khi điều trị với thiazide nên điều chỉnh chế độ ăn để pH về bình thường.

- Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm, do đó khi bị nhiễm trùng tiểu, ngoài việc phải dùng kháng sinh , uống nhiều nước nên có chế độ ăn acid hóa nước tiểu để giúp loại bỏ vi trùng trong đường tiểu.

(4)Chế độ ăn:

- Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu.

- Nước tiểu kiềm sau bữa ăn là sự đáp ứng bình thường về sự bài tiết acid HCL của dịch dạ dày.

- Chế độ ăn nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu nên ăn kèm thức ăn khác để tạo nước tiểu có tính kiềm .
* Nên thử mẫu nước tiểu còn tươi để đánh giá chính xác pH nước tiểu. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả thử nước tiểu :

(1) Nếu mẫu nước tiểu để lâu vi khuẩn sẽ phân hủy urea tạo NH3 gây kiềm hóa nước tiểu.

(2) Muối amoni chlorua gây acid hóa nước tiểu.

(3) Sodium bicarbonate, potassium citrate, acetazolamide gây kiềm hóa nước tiểu.

(4) Nước tiểu có tính kiềm sau ăn do sự bài tiết acid của dạ dày.



GIẢI THÍCH VỀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU THƯỜNG QUI


Nhằm giúp các bạn hiểu về kết quả xét nghiệm nước tiểu thường qui 10 thông số khi đi khám bệnh, mình đưa thêm bài giải thích này .


Tổng phân tích nước tiểu:

Đây là xét nghiệm thường sử dụng nhất vì nó có thể trả lời sơ bộ cho bác sĩ lâm sàng biết tình trạng nước tiểu của bệnh nhân, qua đó phản ánh phần nào chức năng đường tiết niệu và chuyển hóa trong cơ thể.

Lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm. Một que thử (dipstick) được nhúng vào nước tiểu rồi cho chạy qua máy 10 thông số, kết quả trả về bao gồm:

pH: pH nước tiểu

SG: tỉ trọng nước tiểu

ERY: số lượng hồng cầu

LEU: số lượng bạch cầu

PRO: protein
GLU: glucose

BIL: bilirubin

UBG: urobilinogen

NIT: nitrite

KET: ketone


Giải thích các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu .


1.Leukocytes (LEU): tế bào bạch cầu

- bình thường âm tính.

- chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.

- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, bạn có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.


2.Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

- bình thường âm tính.

- chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.

- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.


3.Urobilinogen (UBG)

- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật

- bình thường không có

- Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L

- đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.


4.Billirubin (BIL)

- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật

- bình thường không có

- Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L

- đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.


5.Protein (pro): đạm

- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng

- bình thường không có

- chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L

- Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

6.pH

- đánh giá độ acid của nước tiểu

- bình thường: 4,6 – 8

- dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.


7.Blood (BLD) tế bào máu

- dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận

- bình thường không có

- Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL

- Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu


8.Specific Gravity (SG)

- đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)

- bình thường: 1.005 – 1.030


9.Ketone (KET)

- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

- bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai

- chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L

- đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết bệnh nhân, thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng ketone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ.

10.Glucose (Glu)

- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường

- bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai

- chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L

- là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.

- nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.

Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn
Khi cơ thể khỏe mạnh thì cần một pH nước tiểu trung tính là tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào giữ pH trung tính cũng là tốt vì có một số bệnh cần giữ pH nước tiểu hơi acid hay hơi kiềm để kết hợp điều trị , sau khi khỏi bệnh thì đưa pH nước tiểu trở về chỉ số pH trung tính. 


TẢN MẠN VUI VỀ NƯỚC BỌT

Nước bọt kỳ diệu

Thời Tam quốc, trăm vạn binh mã Tào Tháo khát nước cháy họng, băng qua một vùng núi khô cằn. Bỗng Tào vung roi ngựa chỉ thẳng: “Phía trước có rừng mơ”. Quân sĩ nghe vậy, nước bọt tiết ra đầy miệng, thoát qua cơn khát.

Chuyện “vinh” về nước bọt thì ít mà chuyện “nhục” thì nhiều.

Thật là bất công cho “nước bọt”, thứ mà ta thường coi rẻ thay vì phải xem là bảo vật trời cho.

Nước bọt không chỉ là... nước bọt!

Phúc cho những ai có đủ nước bọt. Không có nước bọt hay không đủ nước bọt cuộc đời của bạn xem như... tiêu! Thế mà người ta vẫn cho rằng “buôn nước bọt” là tào lao! Nước bọt tiết ra trong miệng mỗi người, là một dung dịch sinh hóa phức tạp. Trong đó, nước chiếm đến 98% khối lượng nhưng 2% còn lại mới quan trọng. Người ta phát hiện hơn một trăm chất với hàm lượng khác nhau, bao gồm hàng chục loại muối khoáng, chất nhầy, kháng sinh hơn chục loại men, nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng, axit hữu cơ và nội tiết tố rất cần thiết cho cơ thể, như amylase trợ giúp tiêu hóa, lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch...
Tất cả những thứ đó hòa quyện lại khiến nước bọt trở thành... nước bọt, một dung dịch sanh sánh, dinh dính, trong suốt và tạo bọt khi bị xáo trộn.

Nước bọt được tiết ra từ những tuyến ở một số vị trí trong miệng và hàm. Chỉ huy việc tiết nước bọt là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta sản xuất và tiêu thụ 1 đến 2 lít nước bọt, một năm khoảng 400 lít nước bọt. Cuộc đời 80 năm là 32.000 lít (khoảng 35 tấn!).

Không có nước bọt thì xét về mặt cơ học ta không thể ăn mà chỉ có thể uống thức ăn.

Không có nước bọt, xét về mặt hóa học thì quá nửa thành phần thức ăn “uống” vào bụng (không thể ăn do không có nước bọt) không thể tiêu hóa. Nghĩa là không có nước bọt thì dạ dày, ruột đều chịu thua cả cháo chứ đừng nói đến thịt nướng!

Xét về mặt... vui vẻ thì không có nước bọt ta sẽ không biết thế nào là ngọt là bùi là... thơm ngon, béo ngậy và bạn tưởng tượng xem... hôn không nước bọt thì sao?

Không có nước bọt xem như tiêu! Nói rằng nước bọt quan trọng chẳng kém gì... máu trong cơ thể có lẽ không ngoa.

Nước bọt còn hơn thế nữa!

Nước bọt – người bảo vệ tin cậy

Nước bọt có tính kiềm, luôn phủ một màng mỏng trên bề mặt răng để ngăn chặn và trung hòa các thứ chua xâm nhập. Sau khi ăn, thức ăn thừa trong miệng lên men thành axit, làm men răng bị hư hại. Nước bọt sẽ “tung võ”, “ra tay” điều chỉnh độ pH trong miệng, răng bạn được an toàn. Không những thế, chất khoáng trong nước bọt (canxi, photpho...) còn góp phần vào việc khoáng hóa, tái tạo men răng ở những chỗ vừa bị ăn mòn.

Nước bọt còn chứa các chất kháng sinh và sát trùng nên nghiễm nhiên nó đóng vai trò là đồn biên phòng chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn và phần nào cung cấp chất miễn dịch, phòng chống bệnh truyền nhiễm. Có lẽ vì lý do này mà bạn thấy các loài thú bị thương, kể cả chó mèo đều dùng lưỡi liếm mãi vết thương của mình. Chúng đã khôn ngoan lấy nước bọt để chống nhiễm trùng.


Nước bọt tiên đoán

Kể từ những đề xuất đầu tiên vào cuối những năm 1970, phân tích nước bọt trở thành một xét nghiệm sinh hóa thịnh hành ở rất nhiều nước bởi kẻ “phục vụ trung thành” này kể cho bác sĩ nghe một cách khách quan về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bạn. Nhìn vào thành phần nước bọt, các bác sĩ phát hiện được bao nhiêu điều mà trước đây người ta phải phân tích máu, nước tiểu mới biết. Đặc biệt, sử dụng mẫu nước bọt để phát hiện chất gây mê, chất kích thích, sẽ cho kết quả chính xác hơn nhiều so với thử bằng nước tiểu. Nguyên nhân là do nước bọt ít nhạy cảm với sự xáo trộn của cơ thể so với nước tiểu. Trước khi thử bằng nước tiểu hoặc máu, bệnh nhân phải kiêng khem nhiều thứ. Hơn nữa, một số loại thuốc phiện có thể xuất hiện ở nước bọt trong một thời gian dài trước khi chúng xuất hiện trong nước tiểu. Trong khi đó, lấy mẫu nước bọt lại không gây đau đớn, nhanh hơn và dễ dàng hơn so với lấy mẫu vật bằng máu và nước tiểu.
Nếu từ máu hoặc nước tiểu các bác sĩ có thể xét nghiệm sự may mắn của một cặp vợ chồng có tin vui thì phân tích nước bọt – với độ chính xác 98% so với hai loại mẫu thử trên, cũng phát hiện được nguồn tin này.

Trực tiếp hơn, nước bọt cho biết sớm những bệnh về răng miệng sắp xảy ra ở trẻ em để có biện pháp ngăn ngừa. Nó còn chỉ ra một cách nhanh chóng sự ngộ độc hóa chất, thực phẩm, nhất là sự ngộ độc do dư lượng các thuốc trừ sâu trong thức ăn
Gần đây, một nhóm nghiên cứu các nhà nghiên cứu Đại học Y Los Angeles phân tích ARN trong nước bọt đã chuẩn đoán được ung thư miệng và ung thư vòm họng

Với các nhà sinh – hóa, mỗi sự biến đổi nhỏ trong thành phần nước bọt đều giúp nhận ra kẻ thù của cơ thể. pH nước bọt thấp chứng tỏ người đó bị bệnh giun, người mắc bệnh tâm thần thì tỷ lệ Na+, K+ trong nước bọt sẽ thay đổi khác thường, còn người bị cao huyết áp thì nồng độ Na+ giảm, nồng độ K+ tăng.

Với các nhà điều tra hình sự thì sao? Chỉ một vết nước bọt dính trên đầu mẩu thuốc lá rớt lại trên hiện trường, đủ là một chứng cứ đặc biệt tin cậy chỉ tên gã hung thủ trong vụ án ly kỳ.

Nước bọt chữa bệnh
Nước bọt không chỉ là người bạn đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống mà còn là bài thuốc hiệu nghiệm. Do có khả năng biến đổi một số độc tố thành vô hại nên nước bọt giúp phòng ngừa ung thư. Các nhà khoa học đã dùng thịt cá nướng cháy (thường được coi là món ăn có thể dẫn tới ung thư), trộn chúng với nước bọt, giữ ở môi trường nuôi cấy nhiệt độ 37 độ C, qua 24 giờ, kết quả thật bất ngờ, số lượng tác nhân gây ung thư giảm rõ rệt.

Nước bọt là liều thuốc giảm đau. Các nhà khoa học thuộc Viện Pasteur (Pháp) đã phát hiện ra một chất giảm đau tự nhiên trong nước bọt của người, có công dụng gấp nhiều lần morphin khi thử trên động vật, được đặt tên là opiorphin.

Lại nói chuyện Tào Tháo. Từ nhỏ ông theo học võ nghệ, xông pha trận mạc, anh hùng kiệt xuất. Muốn học phép “sống lâu” Tào gửi cho đạo sĩ Hoàng Phủ Long bức thư rằng: “Tôi nghe nói ngài đã ngoài trăm tuổi mà thể lực vẫn tráng kiện, tai thính mắt tỏ, da dẻ hồng nhuận, dám hỏi đạo dưỡng sinh của ngài là thế nào”.

Hoàng Phủ Long hồi đáp rằng: “Thần nghe nói trong khoảng trời đất chỉ có con người là quý, mà cái quý nhất của người không ngoài sinh mệnh. Vậy nên lo bảo dưỡng thân tâm, sáng chiều uống nước ngọc tuyền, gõ răng sẽ giúp cường tráng, dưỡng dung nhan, khử ba thứ trùng. Ngọc tuyền là nước bọt trong miệng, mỗi sáng thức dậy cuốn lưỡi lên vòm họng cho nước bọt ra đầy rồi nuốt xuống, hai hàm răng gõ nhẹ vào nhau 14 lần. Đó gọi là phép luyện tinh mà thần được học từ Bằng Kinh, đến nay đã được 178 tuổi”. Tào Tháo nghe theo, kiên trì thực hành theo chỉ dẫn của Hoàng Phủ Long, sức khỏe tăng tiến vượt bậc.

Chỉ một chút bất cẩn, nước bọt có thể văng ra ngoài và chủ nhân bị xem là... bất lịch sự. Hãy đừng phí một giọt... nước bọt, đang từng giây từng phút làm việc tận tụy phục vụ cuộc sống của chúng ta. Hãy nuốt nhiều nước bọt như Bằng Kinh, như Hoàng Phủ Long đã dạy để sống lâu... 200 tuổi.


PHÁT TRIỂN TEST XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG BẰNG NƯỚC BỌT

Các nhà nghiên cứu từ Mỹ đã phát minh ra một bộ cảm biến sinh học mới có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho pinprick (kim chích máu) để kiểm tra tiểu đường. Bộ cảm biến này có thể phát hiện nồng độ glucose trong nước bọt, nước mắt và nước tiểu, trong khi đó test xét nghiệm tiểu đường thông thường thường chỉ đo được nồng độ glucose trong máu.
Bộ cảm biến bao gồm một vài tấm nano giống như cánh hoa hồng được làm từ grapheme - một màng dày nhiều lớp các bon. Các cạnh của tấm nano liên kết hóa học không đầy đủ do đó enzyme glucose oxidase có thể gắn vào. Enzym sau đó chuyển đổi glucose thành peroxide tạo ra một tín hiệu trên các điện cực của cảm biến.
     
Công nghệ này có thể phát hiện glucose ở nồng độ thấp như 0,3μM, chứng tỏ nó nhạy hơn nhiều so với các thiết bị sẵn có khác. Nó có khả năng phân biệt giữa glucose và các tín hiệu từ các hợp chất khác trong máu như axit uric, axit ascorbic và acetaminophen – những chất thường cũng có mặt trong quá trình nhận biết glucose của bộ cảm ứng.
Johnathan Claussen, một cựu thực tập sinh tiến sĩ Trường đại học Purdue, một nhà nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân Mỹ phát biểu: “Điểm độc đáo của bộ cảm biến này là chúng ta có thể sử dụng cả bốn loại dung dịch trong cơ thể người đó là nước bọt, máu, nước mắt và nước tiểu. Với nhiều sự lựa chọn như vậy, bộ cảm biến mở ra khả năng kiểm tra đường huyết không xâm lấn phục vụ mục đích theo dõi lượng glucose trong cơ thể”.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ cảm biến sinh học có thể sản xuất với chi phí thấp. Việc sản xuất các cảm biến thông thường có cấu trúc nano liên quan đến phương pháp in thạch bản, xử lý hóa chất, etching và các bước khác. Tuy nhiên chúng có thể phát triển trên hầu như bất kì bề mặt nào. Theo Anurag Kumar, một thực tập sinh tại Đại học Purdue, người đứng đầu dự án hợp tác với Claussen cho hay, nó có thể khá lý tưởng nếu thương mại hóa.
Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể sử dụng để nhận biết các hợp chất hóa học khác để kiểm tra các tình trạng cơ thể khác. Claussen cho biết: “Chúng tôi sử dụng enzyme glucose oxidase trong bộ cảm biến này với mục đích hướng tới bệnh tiểu đường nhưng chúng tôi cũng có thể thay thế nó bằng enzyme glutamate oxidase để đo lượng glutamate dẫn truyền thần kinh trong test kiểm tra bệnh Parkinson và Alzheimer”.
Những phát hiện này được công bố trong số báo ngày 21 tháng 8 của tạp chí Vật liệu Chức năng tiên tiến (the Advanced Functional Materials journal). 

Cách chọn thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe 

Một chế độ ăn uống lành mạnh lý tưởng nhất nên bao gồm 80% thực phẩm có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính axit.

Độ pH lý tưởng của cơ thể con người là 7,365 hơi có tính kiềm. Vì thế, cơ thể con người có rất nhiều cơ chế bên trong luôn hoạt động liên tục để duy trì độ pH trong khoảng từ 7,35 – 7,45 cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra. Độ pH cơ thể càng gần với giá trị lý tưởng, thì sức khỏe càng dễ được duy trì trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm có tính axit cao buộc cơ thể phải hoạt động quá tải để trung hòa axit và giữ cho độ pH trong máu ổn định. Nếu máu của chúng ta trở nên dư thừa axit, đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ dễ bị bệnh tật tấn công.
Một chế độ ăn uống lành mạnh lý tưởng nhất nên bao gồm 80% thực phẩm có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính axit. Một chế độ ăn uống tiêu thụ số lượng lớn các loại thực phẩm tính kiềm sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể trong việc trung hòa axit và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ dàng hơn.

Nhưng để phân biệt loại thực phẩm nào có tính kiềm và loại thực phẩm nào có tính axit thì quả thật lại không dễ chút nào. Những loại thực phẩm chúng ta nghĩ có tính axit lại không hề hình thành axit một khi được cơ thể chuyển hóa. Ví dụ như dấm táo và nước cốt chanh. Chúng có tính axit trên lưỡi nhưng lại có tính kiềm bên trong cơ thể.

Thực phẩm nào có tính axit?

Thực phẩm có tính axit có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc tiêu hóa và cũng khiến thận làm việc nhiều hơn. Thực phẩm có tính axit được chia thành các nhóm:

Thịt gia xúc, gia cầm
- Trứng
- Bơ sữa (đặc biệt là bơ và pho mát)
- Ngũ cốc
- Thực phẩm tinh chế (đường, gạo trắng và bột mì)

Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống mà chỉ cần duy trì chúng khoảng 20% lượng thực phẩm bạn tiêu thụ mỗi ngày.

Thực phẩm nào có tính kiềm?

Trái cây và rau quả tạo môi trường kiềm cho cơ thể nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của bạn. Mục đích là giúp giảm tải cho thận và cơ thể khi bạn ăn ít đi các loại thực phẩm có tính axit. Còn có một nguyên nhân khác là các loại thực phẩm có tính kiềm sẽ dễ tiêu hóa hơn, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cũng dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn.

Có thể bạn sẽ không ngạc nhiên, nhưng thực phẩm có tính kiềm là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm có tính kiềm dễ dàng thêm vào bữa ăn trong ngày của bạn:

1. Thực phẩm có màu xanh đậm

Dưa chuột và cần tây có rất nhiều kiềm do hàm lượng nước dồi dào của chúng. Rau lá xanh (cải xoăn, cải xanh collard, rau bina, cải cầu vồng), cỏ lúa mì non (wheat grasses), rau mầm (sprouts) và rau mini (micro-greens) cũng rất tốt do chúng giúp tăng lượng oxy mà máu có thể hấp thụ.

2. Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, quýt) là những loại trái cây có tính kiềm nhiều nhất mà chúng ta ăn hiện nay. Axit citric có trong trái cây họ cam quýt khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nước và các chất kiềm khác, vì vậy bạn nên thêm chanh vào khẩu phần nước mỗi ngày.

3. Rau họ cải

Một trong số các loại rau có tính kiềm cao nhất là rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và bắp cải con (brussels spout). Rau họ cải có chứa isothiocyanate, một phân tử giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể con người. Vì thế bạn hãy ăn nhiều rau họ cải để tăng độ kiềm cho cơ thể và chống lại ung thư.

4. Quả mọng

Đừng bỏ qua những loại quả mọng nước! Những loại quả mọng nước có lượng đường thấp như dưa hấu, đu đủ và dứa là đề cử sáng giá trong danh sách những trái cây có tính kiềm.

5. Nho khô, quả hạch + các loại hạt

Nho khô và chà là có tính kiềm cao, vì thế đừng quên mang theo một ít cùng với quả hạch và các loại hạt khi bạn đi bên ngoài. Nho khô giúp cơ thể giữ nitơ, cần thiết để máu kiềm tái tạo cơ bắp. Và hạnh nhân rất giàu canxi và magiê, giúp ích cho quá trình kiềm hóa cơ thể.

Những sự lựa chọn khác:
-Quả bơ
Rau củ (củ cải đường, cà rốt, khoai lang
- Atisô
- Dưa chuột
- Măng tây
- Ớt chuông
- Các loại thảo mộc và gia vị (rau mùi tây, gừng, ớt bột, bột nghệ)

Tóm lại, mục đích ăn các loại thực phẩm có tính kiềm là để cân bằng với các loại thực phẩm có tính axit. Ví dụ, ăn một phần rau với trứng vào buổi sáng. Ăn salad trộn rau xanh cùng một chút pho mát bào vào buổi trưa hoặc tối. Một vài điều chỉnh cần thiết sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và ít bị bệnh tật ghé thăm!