Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Tài liệu tự học cách khám bệnh và tự chữa khỏi các bệnh theo phương pháp Y Học Bổ Sung Thực Dụng.

https://drive.google.com/file/d/0BzTtsb_fw3P0R0VuRi03TWRqMVE/view?usp=sharing

TÀI LIỆU TỰ HỌC CÁCH KHÁM BỆNH VÀ TỰ CHỮA KHỎI CÁC BỆNH
THEO PHƯƠNG PHÁP Y HỌC BỔ SUNG THỰC DỤNG.

I-CÁCH KHÁM BỆNH CẦN PHẢI CHO BIẾT :
Cao bao nhiệu, cân nặng bao nhiêu ?
Đo áp huyết 2 tay (lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương, nhịp tim) và đường-huyết 3 giai đoạn
Đo áp huyết 2 tay là biết bệnh của ngũ tạng (lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương, nhịp tim) và đường-huyết 3 giai đoạn :
Đo bên trái biết bệnh của tâm, tỳ vị và phổi
Đo bên phải biết bệnh của tim gan, thận
Đo áp huyết 2 tay và đường trước và sau khi ăn sẽ biết tất cả nguyên nhân các bệnh từ đó cách chữa là điều chỉnh lại ăn, uống tập luyện cho áp huyết và đường trở lại bình thường theo tiêu chuẩn tuổi thì khỏi bệnh.
a-Trước khi ăn ?
b-Sau khi ăn ?
c-Sau khi tập bài gì theo tài liệu hướng dẫn.?
Bất cứ ăn hay uống thuốc gì, hay tập luyện bài gì, cũng phải kiểm chứng kết quả bằng máy đo áp huyết 2 tay và đường mà không cần hỏi ai, nếu áp huyết và đường lọt vào tiêu chuẩn thì tốt, không lọt vào tiêu chuẩn là sai .

II- TIÊU CHUẨN ĐƯỜNG-HUYẾT :

Tiêu chuẩn đường-huyết theo W.H.O. 1979 có chia 2 giai đoạn rõ ràng để biết cơ thể chuyển hóa đường ra sao là bệnh đường huyết cao hay đường-huyết thấp :

a-Khi đói : từ 100-140mg/dL, (6.0-8.0mmol/l)
Nếu khi đói cao hơn tiêu chuẩn là đường-huyết cao, nếu thấp hơn tiêu chuẩn là đường-huyết thấp. Nhưng có thể kết luận là bệnh tiểu đường cao hay thấp.

b-Khi no sau khi ăn, từ 140-200mg/dL.   (8.0-11.0mmol/l)
Nếu cao hơn tiêu chuẩn là đường-huyết cao, thấp hơn tiêu chuẩn là đường-huyết thấp. Nhưng có thể kết luận là bệnh tiểu đường cao hay thấp.
c-Bệnh tiểu đường cao là khi cơ thể không hấp thụ và chuyển hóa được đường trong máu, khi đói đường huyết cao như tiêu chuẩn khi no, và sau khi ăn đường-huyết cao hơn tiêu chuẩn khi no.
d-Đo đường-huyết khi cao sau 4 tiếng đường-huyết vẫn cao không xuống mới là người bị bệnh tiểu đường cao. Ngược lại đo đường-huyết cao, nhưng sau 4 tiến đường-huyết tự động hạ xuống thấp, theo biến chuyển trong ngày sau khi ăn thì nằm trong tiêu chuẩn cao, khi đói sau 4 tiếng đường huyết nằm trong tiêu chuẩn thấp, thì chức năng chuyển hóa đường của cơ thể tốt, thì không phải là người có bệnh tiểu đường.

A-Những dấu hiệu bệnh do thiếu đường, hay bệnh đường-huyết thấp :
How much is too much?
The American Heart Association ( Hội Tim Mạch Hoa Kỳ) has made the following recommendations about sugar limits:
Children = Limit to 3-4 teaspoons per day (trẻ em 3-4 thìa cà phê đường mỗi ngày)
Adult women/teens= Limit to 5-6 teaspoons per day (phụ nữ 5-6 thìa cà phê đường mỗi ngày)
Adult men/teens= Limit to 8-9 teaspoons per day (nam từ 8-9 thìa đường cà phê mỗi ngày)

Những chứng bệnh do bệnh nhân khai dưới đây được thống kê chưa được tây y bổ sung vào triệu chứng của bệnh đường-huyết thấp ( đường dưới 6.2mmoml/l = 104mg/dL) gây ra nhiều bệnh nan y mãn tính và cuối cùng tế bào sẽ trở thành ung thư, gồm các bệnh như sau :

Thoái hóa xương cổ, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, cứng cổ gáy vai, tê đau nhức tay vai, đau lưng, chân, đầu gối, gót chân, đi khó khăn, parkinson (run tay chân), bệnh cholesterol, gout, thần kinh tọa, giảm trí nhớ, lồi điã cột sống, liệt đường ruột, hư thận phải lọc thận 3 ngày/tuần, nhức nửa đầu, dị ứng, đau lưng xuống thận qua bụng ra sau lưng dấu hiệu của sạn thận. nhức đầu, đau đầu chóng mặt, ho suyễn kinh niên, khó thở, yếu bao tử, bao tử ăn không tiêu, ợ hơi, trào ngược thực quản, bướu cổ, ung thư bao tử, đi cầu ra phân sống, bệnh tâm thần, mất ngủ, đau nhức mỏi toàn thân, bị chóng mặt mệt tim. bệnh tiểu nhiều, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh, mất ngủ, bụng căng cứng to, yếu sức, đi đứng chậm chạp, người xanh xao, đi hay lảo đảo, khi đi đau bàn chân, đầu cổ cứng không quay trái phải hay cúi ngửa được, ù tai, mắt sụp, nhìn không có thần, bệnh trầm cảm, tâm thần, dễ bị vong nhập, liệt mặt méo miệng, hoăc mắt bị chói, thấy xung quanh tối sầm thoáng qua, u xơ tử cung ,(xơ hóa sợi cơ, u lành tính tái phát tại chỗ, ung thư vú, ung thư tử cung, viêm gan , suy thận độ 2, mắt mù dần, bại xuội chân tay vô lực do áp huyết thấp và đường thấp khác với stroke tai biến gây liệt cứng, động kinh co giật, thiếu đường sẽ bị loãng xương, chân yếu đi hay bị té ngã gẫy xương, và bệnh thường gặp khi bỗng nhiên tụt thấp đường-huyết mà không biết, bị ớn lạnh xuất mồ hôi, chóng mặt xây xẩm có dấu hiệu như trúng gió muốn té xỉu, phải uống đường ngay tức khắc chứ không phải cạo gió bệnh nhân sẽ chết ngay nếu không cứu kịp bằng đường.

B-Phòng ngừa hôn mê như người thực vật hay bị chết âm thầm trong đêm do tụt đường huyết.
Tối trước khi đi ngủ hay khi nằm nghỉ, uống thêm đường lên 140mg/dL (8.0mmol/l) tập nằm thở thiền ở Đan Điền Tinh hay Mệnh Môn làm hạ áp huyết, ngủ ngon. Sáng dậy đo đường còn 6.0mmol/l là an toàn. Trước khi đi ngủ cấm không được uống thuốc hạ đường, khi đường còn 6.0mmol/l, mà ngược lại cần phải uống thêm đường, nếu không uống thêm đường trước khi đi ngủ thì sẽ ngủ mê mệt khó tỉnh dậy, vì sáng dậy đo lại  đường thấy tụt thấp chỉ còn 4.0mmol/l, vì ban đêm cơ thể nghỉ ngơi đường sẽ chuyển hóa để nuôi tế bào. Nếu trường hợp không uống thêm đường, trước khi đi ngủ là 6.0mmol/l, theo lý thuyết, khi nghỉ ngơi đường được chuyển hóa sẽ còn 4.0, bệnh nhân không biết lại có thói quen uống thuốc hạ đường-huyết trước khi đi ngủ, thì trong đêm đường-huyết xuống dưới 3 thì chết trong đêm, nếu còn trên 3.ommol/l sẽ hôn mê sâu nhưng không chết toàn thân, chỉ não bị chết một phần do thiếu oxy, thì trở thành người thực vật, do đó hiện nay trong các house-care bên Hoa Kỳ đang chăm sóc nhiều bệnh nhân người thực vật, không cần thở oxy, vẫn khỏe mạnh như người ngủ say không cử động, cho ăn bằng ống qua cổ họng, Còn nhiều người bị hôn mê chết trong đêm do dùng thuốc hạ đường-huyết trước khi đi ngủ mà không chịu đo đường-huyết trước khi đi ngủ nên bị tụt thấp đường xuống mà chết do tim ngưng đập, lúc đo đường-huyết những bệnh nhân này có khi còn 2.5mol/l, lúc đó không thể cứu sống kịp bằng cách cho uống đường. Muốn đề phòng chuyện không may này xẩy ra, cần pha 1 chai nước 1/2 lít với 6 thìa đường cát vàng, để đầu giường, khi người cảm thây yếu, mệt tim, hồi hộp, chân tay run, bần thần trằn trọc khó ngủ, chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi là dấu hiệu tụt đường-huyết, phải lấy ngay chai nước đường uống ngay, nếu không kịp sẽ bị suy tim, tim ngưng đập và não sẽ bị chết do thiếu oxy.

III-CÁCH CHỮA VÀO GỐC BỆNH :
KHI TÌM NGUYÊN NHÂN GỐC  BỆNH PHẢI CÓ NHỮNG KẾT QỦA YÊU CẦU SAU ĐÂY :

1-Nam hay nữ, tuổi bao nhiêu, cao bao nhiêu, cân nặng bao nhiêu ?
a-Biết tuổi để biết tình trạng áp huyết có lọt vào đúng tiêu chuẩn tuổi không. Nếu cao hơn hay thấp hơn là nguyên nhân gây ra bệnh.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ởtuổi thiếu niên (13–17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

b-Biết chiều cao có tương xứng với cân nặng không. Nếu mập hơn hay ốm gầy hơn là nguyên nhân gây bệnh.

2-Đo áp huyết 2 tay và đo đường trước khi ăn là bao nhiêu ? để biết chức năng tiêu hóa tốt hay xấu, thuận hay nghịch

3-Đo áp huyết 2 tay và đo đường sau khi ăn được 30 phút là bao nhiêu ? để biết thức ăn đúng hay sai ?
Nếu áp huyết cao chọn cách chữa theo phần A, áp huyết thấp chọn theo phần B hướng dẫn bên dưới.

4-Đo áp huyết 2 tay và đo đường sau khi tập khí công theo phần A hay B theo tài liệu  hướng dẫn tự chữa bênh đính kèm, để biết tập đúng hay sai ?

IV-ĐIỀU CHỈNH TINH-KHÍ-THẦN LÀM TĂNG HAY LÀM HẠ ÁP HUYẾT LỌT VÀO TIÊU CHUẨN TUỔI THÌ KHÔNG BỊ BỆNH.

PHẦN A : LÀM HẠ ÁP HUYẾT CAO :

VỀ TINH (Điều chỉnh thức ăn thuốc uống)

1-Mỗi ngày dùng 1 trái bưởi lột vỏ bỏ hột, dùng máy xay sinh tố xay ra nước nguyên chất, không cho nước, nếu đưởng thấp thì cho thêm đường. Chia 2 lần uống sau mỗi bữa ăn 1 tiếng, uống mỗi ngày cho đến khi áp huyết xuống thấp, hay số tâm trương xuống thấp làm tan mỡ bụng, hết cholesterol thì ngưng.

2-Khi áp huyết cao ăn không tiêu, dùng Phan Tả Diệp loại viên có bán tại tiệm thuốc bắc hay thuốc viên trong tiệm thuốc tây tên Senna Laxative, mỗi tối uống 5 viên trong 3 tối để xổ độc máu, mỡ trong gan và làm hạ áp huyết. Không áp dụng cho người áp huyết thấp.
Có thể thay thế cách dùng thuốc Phan Tả Diệp bằng cách :Thông rửa gan, mật chỉ áp dụng cho người có bụng to mập, áp huyết cao như sau :

THÔNG RỬA GAN MẬT :

Cách thực hiện :
Vẫn ăn uống bình thường như mọi ngày, đến 8 giờ tối pha 1 thìa cà phê dầu Olive loại extra virgin uống với nước ấm để tráng trơn các ống dẫn và tránh bị xót bao tử.
Đến 9 giờ tối, đi vệ sinh xong, vắt chanh bỏ bã chỉ lấy nước cốt cho đầy 1/2 ly (125cc), rồi đổ dầu Olive 125cc vào cho đầy ly thành 250cc, khuấy đều, uống dần, cứ khuấy đều rối uống dần cho hết. Uống xong đi đánh răng xúc miệng rồi đi nằm nghỉ.
Nằm nghiêng người bên phải, co đầu gối chân phải lên ngực, nằm lâu 30 phút cho dầu dồn về gan, rồi có thể ngủ luôn tới sáng.
Khoảng 5-7 giờ sáng bụng hơi lâm râm  cảm thấy đau nhẹ, buồn đi cầu lúc đầu ra phân, khi hết phân thì ọc ra các viên sỏi mật mầu xanh ngọc, đặc dẻo do triglycérid  hay cặn vôi kết tủa thành sạn hơi cứng mầu nâu, đen, đỏ.... những lần đi cầu sau ra rất nhiều sạn gan mật to nhỏ khác nhau khoảng hơn 100 viên, đi cầu lần thứ ba ra những cục sạn to dài...có thề đi cầu đến 6 lần nhưng không có đau bụng, sạn sỏi ra tổng cộng khoảng 300-1000 viên, không mệt mỏi, ngược lại bụng thấy nhẹ, ăn cơm ngon, tiêu hóa dễ, và sờ vào bụng và vùng gan mền không bị tình trạng bụng và gan đè thấy cứng đau khó chịu.

Nếu ai có bệnh gan A,B, C viêm gan, chai gan, ung thư gan, gan cứng, ăn không tiêu, gan chứa nhiều độc tố do chứa nhiều hóa chất từ những loại thuốc uống, không hấp thụ thức ăn để chuyển hóa thành máu, chúng ta có thể áp dụng 2 ngày, khi đi cầu không còn ra sạn gan mật, và đi cầu ra phân vàng thì ngưng không cần áp dụng thông rửa gan mật nữa, dùng quá 2 ngày gan sẽ hết mật để điều tiết tiêu hóa cũng không tốt, nếu cần áp dụng mỗi 2-3 tháng 1 lần.

Sau khi thông rửa gan mật thì áp huyết ổn định, bụng mềm hết căng cứng, không còn tình trạng áp huyết cao hay thấp bất thường, da mặt sáng hồng hơn, mà áp huyết trở lại bình thường theo tiêu chuẩn tuổi, phương pháp này hay hơn thay cho phương pháp cũ lọc máu tẩy độc gan bằng Phan Tả Diệp (Senna Laxative)

Thỉnh thoảng ăn không tiêu, áp huyết rối loạn, chúng ta lại áp dụng phương pháp này, tế bào gan suy yếu chết dần mới gây ra bệnh, nhưng phương pháp này sẽ phục hồi lại tế bào gan thay đổi trong 500 ngày thì chúng ta lại có tế bào gan mới khỏe mạnh. Đã có nhiều người bị viêm gan, hay ung thư gan tây y đã chê, nhờ phương pháp chữa bệnh bằng cơ học này mà thoát khỏi tử thần.

Sau khi dùng Phan Tả Diệp hay Thông Rửa ruột xong, thì mỗi ngày trước bữa ăn 30 phút uống 12 viên thuốc Hương Sa Lục Quân Tử có bán tại tiệm thuốc bắc giúp thức ăn trong bao tử trôi xuống ruột sẽ không bị trào ngược thực quản.
3-Trước hết kiêng ăn những chất qúa bổ, hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, nhãn soài, sầu riêng, măng cụt, thịt nướng và những chất làm tăng áp huyết hay làm tăng bồ máu sẽ làm tăng áp huyết.
Cần ăn uống những thức ăn nhẹ, có chất chua như canh chua, nước chanh, rau trộn, khổ qua, ăn gạo lức muối mè và những thức ăn uống làm hạ áp huyết.

VỀ KHÍ

Chữa các bệnh do áp huyết cao, dư khí, dư máu, dư đường. giống như xe thừa nhiều xăng và dầu, phải cho xe chạy cho tiêu hao bớt cần tập 3 bài sau đây :

1-Ép bụng chêm bàn tay: 200-300 lần :
Giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn, thông mao mạch tạng phủ. Trước khi ăn 30 phút, đo áp huyết 2 tay và đưòng, rồi tập 100 lần. Sau khi ăn 30 phút, tập lại 300 lần, rồi đo áp huyết 2 tay và đường.
https://www.youtube.com/watch?v=qCDR-BsvDnI

2-Áp dụng 2 bài tập làm hạ áp huyết và hạ đường-huyết cao :

a-(Đè vật nặng 5-10kg lên bụng) Theo dõi diễn tiến cách làm hạ áp huyết nhanh không dùng thuốc
https://youtu.be/Nz1RffpyjO0
Sau khi tập đường-huyết từ 17.5 mmol/l xuống còn 11.3mmol/l
Tập tiếp bài sau, cảm thấy chóng mặt đường huyết xuống còn 6.2mmol/l

b-Bài tập lăn người làm hạ đường nhanh, hết ù tai, làm sáng mắt, thông mũi nghẹt, tiêu hóa nhanh, hết mọi đau nhức, chân tay khó cử động.
https://youtu.be/pBsFuSth29E

Bệnh nhân phải uống thêm 2 thìa đường cho đường lên 7-8mmol/l hết chóng mặt là bình thường, đối với tiêu chuẩn đường-huyết lúc bụng đói của Y Tế Thế Giới năm 1979 là đúng. Nếu thấp hơn sẽ dễ bị mệt, suy tim, theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ.
Điều đó chứng tỏ nếu ai cũng tập bài lăn như trẻ em thường chơi, làm đường xuống thấp thì trên thế giới này không có ai bị bệnh tiểu đường, trừ những người lười, ăn xong nằm một chỗ, không tập được bài nằm lăn từ 3-5 phút.

Cảnh báo :
Nếu ai không chịu đo đường-huyết mà chỉ tập bài lăn sẽ bị tụt đường xuống thấp gây ra chóng mặt, suy tim, nên cần phải đo áp huyết và đo đường, nếu thấp thì uống thêm đường, cứ mỗi 2 thìa cà phê đường làm tăng 1 mmol/l, nên trước khi tập phải uống đường cho tăng lên 9-11mmol/l rồi sau khi tập bài lăn mà cảm thấy chóng mặt, đường-huyết sẽ xuống thấp, nếu hơn 7 mmol/l thì an toàn còn thấp dưới 6 mmol/l sẽ làm suy tim.
3-Vừa đi cầu thang 1 bậc, chậm và vỗ tay :
Theo tiếng niệm A Di Đà Phật hay A lê lui-A chậm làm hạ đường và áp huyết (đi lâu 30 phút mà nhịp tim giữ mức 70-80, cơ thể xuất mồ hôi là đúng, mỗi ngày tập 4 lần)

http://youtu.be/lhTAx9tTMSo
http://youtu.be/feULUkAeA1Y

Chữa thêm bằng
1-Bài vuốt xương ống chân làm hạ áp huyết cực nhanh :
viewtopic.php?f=14&t=5356

2-PP thở ngừa tai biến stroke, ngừa đột qụy heart attack, làm tăng giảm AH
https://www.youtube.com/watch?v=7tBJeHjfEDM

3-Vuốt bụng
https://www.youtube.com/watch?v=KOxEJeAOFeU

4-Làm tan mỡ bụng
https://www.youtube.com/watch?v=tkcnZdHP_oc
Tập bài này xong sẽ bị cứng lưng phải tập tiếp bài KEG 50 lần cho mềm lưng sẽ không bị đau lưng

Sau khi tập xong đo lại áp huyết 2 tay và đo đường, đường-huyết phải còn đủ mức an toàn từ 7.0-8.0mmol/l, nếu dưới mức này phải uống thêm 1/2 lon Pepsi hay 3 thìa đường cát vàng với 1 ly nước nóng, giúp cơ thể đủ năng lượng hoạt động bình thường trong ngày mà không bị mệt mỏi.

VỀ THẦN :
Tập Bài Cúi lạy 100 lần (Amitabha hay A Lê lui-a hay A Di Đà Phật)
http://youtu.be/wu9h4AzkgZo
Bài Tập Cúi Lạy Khí Công - Thầy Đỗ Đức Ngọc (A Di Đà Phật)
https://www.youtube.com/watch?v=cUmfHTx_qw0

Thở đan điền tinh :
http://www.youtube.com/watch?v=zRFarYotvc0

Thở mệnh môn :
http://www.youtube.com/watch?v=qG1IxJUg0bw


PHẦN B : LÀM TĂNG ÁP HUYẾT THẤP :

ÁP HUYẾT THẤP, CẤM  ÁP DỤNG BÀI THANH LỌC CƠ THỂ 12 NGÀY LÀM TỤT AH. SẼ CHẾT.


VỀ TINH (Điều chỉnh thức ăn thuốc uống)

Con người phải đủ lượng máu từ 4-5 lít trong cơ thể, Áp Huyết tăng cao do áp lực qủa tim bơm máu tác động lên thành ống mạch. Trong ống mạch thiếu lượng máu thì áp lực ống mạch thấp, muốn áp lực ống mạch cao thì cần ăn uống tăng lượng máu như các loại súp bổ máu,
Trước hết phải ăn, uống chất bổ máu B12 hay tiêm B12, bổ đường, (kiêng ăn uống những thức ăn có chất chua, cấm ăn gạo lức muối mè làm ốm gầy người, tụt áp huyết và tụt thấp đường-huyết gây chết người, chỉ tốt cho người béo mập dư thừa cân, cao áp huyết và đường-huyết cao )

1-Tiêm B12, ăn phở bò, bún bò huế, lẩu đồ biển, mặn hay chay, dùng mỗi ngày, ăn không được thì xay ra nước uống thì B12 mới chuyển thức ăn bổ máu làm tăng lượng máu được. Nếu chỉ có B12 mà không ăn thức ăn bổ máu thì lượng máu tâm trương không tăng lên được.
Có thề làm tăng áp huyết bằng cách mua Lá Ngải Cứu 1 pound (1 gói 450g) chia làm 10 lần, mỗi ngày lấy 1 phần nấu nước hơi đặc uống nóng pha với đường cát vàng hay mật ong vừa đủ ngọt, uống mỗi ngày vào buổi sáng, uống xong người ấm nóng, tăng dương khí làm tăng áp huyết.
2-Rang 5 thứ đậu xanh, đỏ, đen, trắng, đậu nành, xay nhuyễn thành bột pha thêm đường và sữa bột trở thành bột dinh đưỡng. Mỗi lần dùng 3 thìa pha với nước sôi uống, sẽ lên cân.
Thiếu máu , thiếu khí, muốn tăng AH thì phải ăn cho có chất bổ máu.
Nếu ăn không tiêu thì trước mỗi bữa ăn uống 12 viên Hương Sa Lục Quân Tử, có bán tại tiệm thuốc bắc, giúp thức ăn trong bao tử trôi xuống ruột, ăn sẽ không bị nghẹn, ợ hơi trào ngược thực quản.

Cách duy trì sức khỏe và tăng cân giữ áp huyết ổn định :
Mỗi sáng dậy, uống 1 ly nước nóng phà 2 thìa đường cát vàng với 3 lát gừng. Uống thêm nước mía pha ít muối, làm tăng lượng đường chuyển hóa thức ăn và cũng làm tăng áp huyết. Áp dụng đều đặn trong 2-3 tháng, sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, mặt tươi sáng hồng hào, tăng cân, hết mệt mỏi, hết chóng mặt, hết sợ lạnh.

Trường hợp bị táo bón,  ăn không tiêu, độc tố nhiều chứa trong ruột, cần thông rửa ruột: 

THÔNG RỬA RUỘT.

Bài này không áp dụng cho người bị áp huyết cao, vì nó làm tăng áp huyết, có lợi cho những ngưới có áp huyết thấp, trái lại những người áp huyết thấp không áp dụng được phương pháp lọc máu tẩy độc gan bằng Phan Tả Diệp (Senna Laxative) sẽ làm hạ áp huyết xuống thấp hơn, thì thực hiện bài này tốt hơn.

Cách thực hiện :
Sáng ngủ dậy : Uống 1 ly nước ấm để tráng bao tử và ruột, sau đó ly nước thứ 2 pha 1 thìa cà phê muối biển trắng mịn (sea salt, cũng dùng làm muối ăn) với nước ấm và vắt vào 1 quả chanh, khuấy đều uống hết ngay, rồi đi nằm tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 50 lần, trong lúc đang tập Kéo Ép Gối có thể buồn đi cầu thì đi, không buồn đi cầu thì tiếp tục uống thêm 1 ly nước ấm thứ 3 để đủ nước đi xuống ruột, rồi lại tập Kéo Ép Gối, có khi chưa tập xong thì buồn đi cầu, khi đi cầu, lúc đầu cũng đi như bình thường giống như mọi ngày, xong tự nhiên nước trong ruột vọt ra ào áo như xối nước, khi đi xong lại uống thêm 1 ly nước ấm để xúc ruột lần nữa, vừa uống xong lại đi cầu ra ly nước ấy còn lẫn phân, lại uống thêm 1 ly nước ấm nữa thì đi cầu lần này toàn là nước trong, như vậy gọi là thông rửa sạch ruột, thì trong ruột không còn chứa độc tố thấm lại vào máu nữa nên trong máu hết độc tố gây bệnh, có thể thử uống thêm cứ mỗi lần uống 1 ly nước trắng thì lại đi cầu ra 1 ly nước trắng hết phân, mới gọi là phương pháp xúc rửa ruột.

Nếu bị ung thư ruột, áp dụng bài thông rửa ruột sẽ tống ra được những khối u bướu bám vào thành ruột gây ra chảy máu mỗi khi đi cầu, thì trước khi áp dụng bài này, chúng ta uống 1 thìa dầu Olive với 1 ly nước ấm trước 15 phút để tráng chất nhờn lên thành ruột để khi áp dụng phương pháp này tống đẩy phân và khối u bướu khi bị tróc ra khỏi thành ruột không gây ra chảy máu.
Sau khi áp dụng xong thì đo áp huyết thấp sẽ tăng lên một chút, nên có lợi cho người áp huyết thấp, mà có hại cho người áp huyết cao, vì tăng muối mặm làm tăng cao áp huyết.

Tế bào đường ruột trên vách thành ruột hư hoại sẽ bị loại bỏ nhanh theo phân ra ngoài nên không thể tạo thành bướu, và nhờ phương pháp thông rửa ruột thì tế bào mới sinh ra thay tế bào cũ trong 1 tháng đường ruột hoàn toàn mới và khỏe mạnh.


VỀ KHÍ :

Còn tập khí công là giúp tim bơm máu tuần hoàn đi khắp toàn thân nuôi các tế bào không bị đói mới phát triển tốt, khỏe mạnh, không bị bệnh, và giúp tim, bao tử, gan chuyển hóa được thức ăn biến thành máu mà không biến thành đàm.

BÀI TẬP LÀM TĂNG ÁP HUYẾT VÀ HẠ ĐƯỜNG
3 bài tập căn bản chữa các bệnh do áp huyết thấp, sau khi đã ăn những thức ăn bổ máu, làm tăng cân, và phải uống đường cho đủ tiêu chuẩn đường-huyết trước khi tập .
1-Bài tập lăn người 3 động tác, làm hạ đường nhanh, hết ù tai, làm sáng mắt, tiêu hóa nhanh, hết mọi đau nhức (cần phải uống thêm đường trước khi tập)
https://www.youtube.com/watch?v=v4ZsNQxpuwg

2-Ép bụng chêm bàn tay: 200-300 lần :
Giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn, thông mao mạch tạng phủ.Trước khi ăn 30 phút, đo áp huyết 2 tay và đuòng, rồi tập 100 lần.Sau khi ăn 30 phút, tập lại 300 lần, rồi đo áp huyết 2 tay và đường.
https://www.youtube.com/watch?v=qCDR-BsvDnI

3-Tập tiếp 3 bài làm tăng áp huyết sau khi tập xong bài Ép bụng. và hai bài này có thể tập thêm vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

a-Đứng hát kéo gối lên ngực 100 lần : Thăng âm lên dương khí làm tăng áp huyết và làm hạ đường huyết.
http://www.youtube.com/watch?v=KO1PWscjaxU

b-Nằm đá gót chân vào mông 300 lần làm tăng áp huyết: (áp dụng cho phụ nữ mang thai)
https://www.youtube.com/watch?v=Y7Tv4hUnmEE

c-Bài tập Plank : https://www.youtube.com/watch?v=TWpbe9nRySc

4-Tập bài : Vuốt bụng

Sau khi tập thấy mệt là đã bị tụt mất đường-huyết, phải đo lại áp huyết 2 tay và đường, đường phải còn đủ mức an toàn từ 7.0-8.0mmol/l, nếu dưới mức này phải uống 1/2 lon Coca hay 3 thìa đường cát vàng với 1 ly nước nóng, giúp cơ thể đủ năng lượng hoạt động bình thường trong ngày mà không bị mệt mỏi

VỀ THẦN :

Tối trước khi đi ngủ hay khi nằm nghỉ ngơi tập thở Đan Điền Thần làm tăng áp huyết, hay thở Mệnh Môn ổn định áp huyết, và ngủ ngon.
Nhớ phải thử đường-huyết trước khi đi ngủ pha3i cao hơn 8.0mmol/l (140mg/dL)

Thở đan điền thần làm tăng áp huyết, thân nhiệt
http://www.youtube.com/watch?v=PQshiUzamdI
http://www.youtube.com/watch?v=qG1IxJUg0bw

Thở mệnh môn  làm ổn định áp huyết:
http://www.youtube.com/watch?v=qG1IxJUg0bw

V-BIẾT CÁCH KHÁM BỆNH THEO ĐÔNG Y BẰNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT VÀ MÁY ĐO ĐƯỜNG SẼ TỰ BIẾT CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH.

Chữa bệnh theo tây y hay đông y là do thế gian phân biệt, chứ thật ra cả hai phương pháp đều giúp chữa bệnh cứu người, nhưng cả hai phương pháp khác nhau có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm do không kết hợp để cùng theo dõi chữa cho cùng một bệnh nhân, cũng là do sở tri kiến chấp nên tạo ra bất đồng, bảo thủ, cố chấp làm thiệt thòi cho bệnh nhân bằng cách đổ thừa khi đang chữa tây y mà chết lại đổ thừa do uống thuốc bắc, hay đông y đang chữa bệnh nhân không khỏi lại đổ thừa cho theo tây y mới gây ra bệnh.
Do đó ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng của môn Khí Công Y Đạo ra đời kết hợp cả đông tây y bằng cách theo dõi cách chữa bệnh của đông y hay tây y bằng máy đo áp huyết và máy đo đường để biết cách chữa hay thuốc nào đúng hay sai với cơ thể, hầu tránh rủi ro gây ra biến chứng làm bệnh nặng hơn.

A-BIẾT SỬ DỤNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT VÀ MÁY ĐO ĐƯỜNG ĐỂ KHÁM BỆNH THEO ĐÔNG Y SẼ BIẾT CÁCH CHỮA KHỎI MỌI BỆNH.

1-Định ra quy ước tiêu chuẩn bệnh :
Lý thuyết của đông y cơ thể bị bệnh do 3 yếu tố chính là Tinh-Khí-Thần không hòa hợp nhìn vào kết quả máy đo áp huyết và máy đo đường có thể nhìn thấy được qua kết quả nguyên nhân bệnh do yếu tố nào. Biết được nguyên nhân bệnh như nhìn vào bảng xét nghiệm máu, giống như nhìn vào học bạ của một học sinh biết môn học nào kém.
Tuy nhiên, cả hai phương pháp tây y hay đông y phải có tiêu chuẩn trong xét nghiệm, nếu lọt vào trong tiêu chuẩn thì không bị bệnh, lọt ra ngoài tiêu chuẩn cao thì đánh dấu (+), dưới tiêu chuẩn thấp thì đánh dấu (-).
Như vậy khi dùng máy đo áp huyết của tây y khám bệnh theo tiêu chuẩn đông y cũng phải tìm ra bệnh dư thừa (+) hay thiếu (-), nên theo kinh nghiệm của môn Khí Công Y Đạo thực hành trong hơn 30 năm qua, đã sắp ra được tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi như sau :  
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ởtuổi thiếu niên (13–17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Quy ước theo đông y :
Thí dụ chọn lấy hạn tuổi lão niên để lý luận :
a-Số thứ nhất áp huyết là tâm thu (systolic) trong tiêu chuẩn là (130-140mmHg)  chỉ KHÍ là lực bơm máu tuần hòa, đông y bắt 6 mạch trên cổ tay ấn nhẹ tay cảm thấy có 2 mạch bị bệnh căn bản vế KHÍ là mạch PHÙ và mạch TRẦM.
Phù là nổi cao gọi là khí lực cao hơn tiêu chuẩn 140mmHg, đông y gọi là Khí dư thừa hay Khì THỰC.
Trầm là ấn tay chìm sâu xuống mới nghe được mạch chạy, là mạch khí thấp hơn tiêu chuẩn 130mmHg, đông y gọi là Khí thiếu hay khí HƯ
b-Số thứ hai áp huyết là tâm trương (diastolic) trong tiêu chuẩn (80-90mmHg) chỉ HUYẾT là lượng máu trong cơ thể gồm máu, mỡ, nước chạy qua tim hay chạy trong ống mạch, đông y bắt 6 mạch trên cổ tay ấn nặng tay, cũng cảm thấy có 2 mạch bị bệnh căn bản vế HUYẾT như trên là Huyết dư thùa là THỰC cao hơn tiêu chuẩn 80mmHg và huyết thiếu là HƯ thấp hơn tiêu chuẩn 70mmHg.
c-Số thứ ba của máy đo áp huyết chỉ nhịp tim, thì đông y nghe mạch chạy của từng bộ vị tim và ruột non, gan và mật, lá mía và bao tử, phổi và ruột già, thận và bàng quang... mỗi bộ vị có tốc độ mạch chạy khác nhau  là mạch bệnh, đông y có 2 mạch bệnh căn bản là mạch TRÌ và mạch SÁC.
Trì là tốc độ mạch chạy quá chậm dưới tiêu chuẩn 70 nhịp/phút là chỉ cho cơ quan đó bị lạnh gọi là HÀN.
Sác là tốc độ mạch chạy quá nhanh trên tiêu chuẩn 80 nhịp/phút là chỉ cho cơ quan đó bị bệnh nóng gọi là NHIỆT.
Như vậy, đông y dùng máy đo áp huyết đã biết bệnh của KHÍ là Thực hay Hư,  bệnh của Máu là Huyết Thực hay Hư, và tạng phủ nào bị nhiệt hay hàn (nóng hay lạnh)
Cách chữa của đông y là khi bị bệnh Khí hay Huyết Thực thì làm cho bớt thực, Khí hay Huyết Hư thì bồ cho hết hư.

2-Cách tự chữa cho Khí, Huyết lọt vào tiêu chuẩn để khỏi bệnh :
Bệnh Khí của tạng phủ phải chữa bằng bài tập Khí Công cho phù hợp .
Khí thực thì tập khí công bài làm cho hạ khí đang cao trên tiêu chuẩn cho trở về tiêu chuẩn. Bệnh Khí hư thiều thì tập khí công chọn bài làm tăng khí lọt vào tiêu chuẩn cho hết hư thiếu.
Bệnh Huyết, phải chữa bằng TINH là điều chỉnh thức ăn làm hạ bớt lượng máu cho bệnh dư thừa máu trở về tiêu chuẩn, hay phải ăn thức ăn tẩm bổ máu cho tăng lượng máu lọt vào tiêu chuẩn cho hết hư thiếu.
Bệnh về nhịp mạch hàn hay nhiệt thuôc về thần sắc, gọi là điều chỉnh THẦN cho mặt hồng hào, tươi nhuận là khỏe mạnh không bệnh tật
Nếu thần bị nhiệt thì mặt bị đỏ, trán và tay chân quá nóng, lưỡi đỏ, hay Thần sắc bị hàn lạnh thì da mặt trắng xanh xao, bạc nhược gầy yếu chân tay lạnh, mặc áo lạnh.
Chữa Thần phải điều chỉnh lại thức ăn là Tinh phải có chọn loại thức ăn làm ấm nóng cơ thể để chữa bệnh hàn, hay thức ăn làm mát cơ thể để chữa bệnh nhiệt, hay cần phải điếu chỉnh lượng đường-huyết  cho cơ thể.
Tiêu chuẩn của đường-huyết thấp dưới 6.0mmol/l (100mg/dL) là cơ thể tạng phụ bị hàn lạnh.
Đường-huyết cao hơn 11.0mmol/l (200mg/dL) là cơ thể tạng phủ bị nóng nhiệt
Tiêu chuẩn đường-huyết không gây ra bệnh hàn-nhiệt theo tiêu chuẩn Y Tế Thế Giới năm 1979 kể cà khi đói lẫn khi no từ 6.0-11.0mmol/l (100-200mg/dL).

3-Cách chữa theo lý thuyết đông y theo ngũ hành, con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con.
Đây là ưu điểm đặc biệt của đông y khác với tây y, khác nhau về chữa ngọn hay chữa gốc.
Chữa ngọn theo tây là chữa ngay vào dấu hiệu bệnh, còn theo đông y chữa vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nên những người học tây y biết về đông y, họ kết luận một câu rất chính xác :
Tây y chữa vào les symptomes, đông y chữa vào la cause du problème
Như vậy bệnh nhẹ cấp tính chữa ngay vào ngọn thì khỏi bệnh, còn bệnh nặng lâu ngày phải chữa vào nguyên nhân, đông y thường áp dụng hàng ngày khác với tây y không hiểu lý thuyết đông y mới nói đông y là đau đông chữa tây không đúng vào bệnh, có thể xem thường miệt thị gọi là chữa sai, vớ vẩn, tào lao.
Thí dụ cách chữa một bệnh nhân đang bị mất ngủ.
Tây y chữa cho bệnh nhân bằng thuốc an thần, rồi đến thuốc ngủ tử liều nhẹ đến liều nặng vẫn không ngủ được, vì chữa ngọn, chứ không chữa vào nguyên nhân gốc bệnh.
Đông y bắt mạch cũng biết bệnh là mất ngủ. Theo lý thuyết đông y cách chữa theo thuốc và huyêt có 8 cách gọi là bát pháp, nhưng thực tế hay dùng nhiều nhất 2 cách là Hư thì BỔ, thực thì TẢ, nhưng bổ tả theo yếu tố nào ? Theo Tinh, theo Khí hay theo Thần ?
a-Trước hết tìm nguyên nhân gốc mẹ hay con để chữa theo Thần.
Thấy thần sắc suy nhược mệt mỏi, mất thần : Thầy thuốc hỏi nguyên nhân làm sao bị mất ngủ mà uống thuốc ngủ vẫn không ngủ được mà cơ thể càng ngày càng suy nhược.
Bệnh nhân khai nguyên nhân, có mẹ bệnh đang nằm bệnh viện, thay vì sáng đi làm lúc 8 giờ, về làm lúc 6 giờ, thì nay phải dậy sớm lúc 5 giờ nấu cơm vào thăm nuôi mẹ rồi mới đi làm, khi về phải ghé thăm mẹ về  đến nhà 10 giờ, ngày nào cũng vậy nên uống thuốc ngủ mà vẫn phải để đồng hồ báo thức dậy sớm không được ngủ đầy đủ, lại lo lắng cho me, nên dù có uống thuốc ngủ cũng không ngủ được.
Nếu tây y cứ cho thuốc ngủ mà bệnh nhân phải thức khuya dậy sớm khiến bệnh nhân ngoài việc mất ngủ không ngủ được lại bị suy nhược cả tinh thần lẫn thể xác, thì hậu quả bệnh nhân càng bị bệnh nặng thêm, như vậy thuốc ngủ không giúp gì cho bệnh nhân.
Thầy đông y không dùng thuốc chữa ngọn bệnh mà giải quyết nguyên nhân gốc bệnh là chữa cho mẹ bệnh nhân mau khỏi thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh, và chữa theo Thần, là bảo bệnh nhân không cần thức khuya dậy sớm lo cho mẹ, chỉ cho bệnh nhân thuê một người nấu ăn đến nuôi mẹ mình, và thầy thuốc đông y chữa cho mẹ khỏi bệnh mau về nhà, thì bệnh nhân tự khỏi bệnh mất ngủ.
Nếu nguyên nhân bên ngoài không phải vì mẹ bệnh, con bệnh, mà chính mình bị bệnh, thì thầy đông y bắt mạch, biết gan nóng áp huyết cao, thì cho thuốc làm hạ áp huyết, khuyên bệnh nhân kiêng ăn thức ăn nóng nhiệt mà chọn những thức ăm mát và thức ăn làm hạ áp huyết, thì tự nhiên bệnh mất ngủ do tim và gan thực thì hết thực hay hư thì hết hư, áp huyết tim mạch bệnh nhân trở lại bình thường lọt vào tiêu chuẩn tuổi.
Khi áp huyết cao của bệnh nhân đã lọt vào tiêu chuẩn tuổi thì phải ngưng thuốc, nếu tiếp tục dùng thuốc theo kiều tây y để ngừa bệnh thì công hiệu của thuốc lại gây ra bệnh như nếu làm áp huyết thấp lọt vào tiêu chuẩn tuổi rồi mà tiếp tục uống cho hạ thấp nữa lại thành bệnh hư (-) càng hư thêm (- -) thành bệnh thiếu khí, thiếu máu, hoặc áp huyết đang thấp gây ra bệnh, cho dùng thuốc tăng áp huyết lên lọt vào tiêu chuẩn thì khỏi bệnh rồi mà cứ cho bệnh nhân tiếp tục dùng cho áp huyết tăng cao nữa (+) thì thực trở thành thêm thực (++) lại gây ra bệnh khác.
Đó là lý do đông y không cho dùng thuốc chữa bệnh suốt đời khi không có bệnh, ngay cả thuốc bổ không được lạm dụng dùng hoài sẽ trở thành bệnh Thực, dư thừa khí huyết là bệnh cao áp huyết, uống thuốc hạ áp huyết xuống thấp lọt vào tiêu chuẩn rồi mà cứ tiếp tục uống bệnh trở thành hư thiếu khi huyết sẽ trở thành bệnh Hư, thiếu khí thiếu huyết thiếu đường tế bào chất thiếu chất nuôi dưỡng trở thành tế bào ung thư.

4-Tiêu chuẩn theo áp huyết, thế nào là Thực chúng (dư thừa) gây ra bệnh ?

Thí dụ lấy áp huyết theo tiêu chuần tuổi lão niên :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ởtuổi thiếu niên (13–17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Theo tây y, áp huyết người nào cao từ 140-150/80-90mm/Hg gọi là tiền áp huyết cao, nếu cao hơn nữa từ 150-160/90-100mmHg là cao áp huyết bậc 1, từ 160-180/100-105mm/Hg là cao áp huyêt bậc 2 thuộc tình trạng nguy hiểm, cao hơn nữa là cao áp huyết 180-200/105-110mm/Hg bậc 3 tình trạng bệnh rất nguy hiểm, dễ bị tai biến tê liệt co cứng, áp huyết bậc 4 cao đến 240/120mmHg sẽ dễ bị tai biến tử vong hay đột qụy tử vong.
Theo Y Học Bổ Sung Thực Dụng :
Áp huyết khí lực tâm thu cao bậc 3 trở lên (+++), cao hơn tâm trương nhiều thì sẽ bị tai biến stroke, ngược lại áp huyết tâm trương cao hơn tâm thu sẽ bị đột quỵ chết người.
Cũng nhờ áp dụng Tinh-Khí-Thần dựa theo áp huyết tiêu chuẩn theo tuổi, thì trẻ em có áp huyết cao hơn tiêu chuần 1 bậc (+) là bệnh cao áp huyết bậc 1, cao đến 2 bậc (++) là khí lực dư thừa, máu dư thừa là cao áp huyết bậc 2, sẽ bị chảy máu cam, hoặc thuộc loại trẻ em hiếu động, tự kỷ.

5-Tiêu chuẩn theo áp huyết, thế nào là Hư chúng (thiếu khí, máu, đường) gây ra bệnh ?

Tây y không chú ý đến cách chữa bệnh áp huyết thấp, nên những ngưới có áp huyết tụt thấp từ lão niên, xuống bậc 1 (-) là trung niên, bậc 2 (- -) là thanh niên, bậc 3 (- - -) là thiếu niên nguy hiểm cũng không kém như áp huyết cao, cũng gây ra tắc máu não tai biến tê liệt bại xuội khác với stroke bể mạch máu não, áp huyết xuống thấp nữa là bậc 4 (- - - -)  bằng áp huyết trẻ em là có dấu hiệu ung thư giai đọan 1 mà tây y chưa phát hiện tìm ta bệnh
Nếu áp huyết tuổi lão niên dưới tiêu chuẩn tuổi
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
mà chỉ có áp huyết như tuổi trung niên là khỏe mạnh
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
Nhưng nếu áp huyết xuống thấp do ăn uống thiếu tẩm bổ máu, thiếu tập khí công cho tăng khí, thiếu bổ đường cho đủ năng lương cho cơ thể  hoạt động, áp huyết chỉ bằng tuổi thanh niên 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi) thì cơ thể sẽ suy yếu dần, phân tích số tâm thu, đông y gọi là Khí Hư, vì trước kia khí đủ nay khí thiếu, khác với thanh niên gọi là khí đủ, áp huyết do tâm trương trước kia đủ máu là 80-90 nay chỉ còn 65-70 là thiếu máu trầm trọng, khác với thanh niên, trước kia là thiếu niên 60-70, nay đang tăng lượng máu lên 65-70 lại là khỏe do đủ máu.
Tóm lại khi người cao tuổi đang có khí huyết đầy đủ, tự nhiên sụt cân, thiếu khí lực bơm máu, thiếu lượng máu nuôi tế bào, thiếu năng lượng là đường, giúp cơ thể có thần sắc không bị hàn lạnh, thì các tế bào trong cơ thể thiếu chất bổ cho tế bào chất nuôi tế bào chức năng hoạt động và phát triển là nguyên nhân gây ra tế bào ung thư.
Dâu hiệu tế bào ung thư giai đoạn 1, 2 tây y không phát hiện khi thử máu, nhưng qua kinh nghiện đo áp huyết thì áp huyết của người lớn tuổi có áp huyết như trè em :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5-12 tuổi)
là cơ thể thiếu khí lực bơm máu từ 130-140 chỉ còn 95-100, thiếu lượng máu nuôi khoảng 50-60 kg tế bào, trước kia lượng máu 80-90 nay chỉ còn 60-65, khiến bị sụt cân dần.
Áp huyết xuống thấp nữa do lạm dụng dùng thuốc hạ áp huyết suốt đời gây ra hậu quả bệnh áp huyết thấp mà tây y không chú trọng đến nên áp huyết bước vào giai đoạn ung thư thời kỳ 3 có áp huyết 80-90/55-60mmHg, và thời kỳ đang chữa bệnh ung thư áp huyết tâm thu tụt thấp xuống 70mm/Hg hay tâm trương còn 50mmHg thì bệnh nhân dù đang chữa ung thư cũng phải chết do thiếu máu cơ tim, và khí lực bơm máu tuần hoàn không đủ sức giúp tim bơm máu làm cơ thể đau đớn rồi mới chết, do đó tây y tiễn những bệnh nhân này ra đi bằng những liều thuốc morphin giảm đau cho cơ thể chết dần đến khi chết hẳn.
Tuy nhiên có những bệnh nhân ung thư áp huyết còn ở thời kỳ 1, chỉ sụt cân, nhưng cách chữa của tây y không chú trọng phục hồi tế bào lành mà chỉ bỏ đói diệt tế bào bệnh khiến các tế bào chức năng bị bỏ đói không còn sức và máu hoạt động tuần hoàn khí huyết gây đau dớn nên được chữa bằng những liều morphin giảm đau nhiều ngày cho đến khi bệnh nhân ngủ thiếp đi tim ngưng đập, đó không phải là cách chữa theo Tinh-Khí-Thần của đông y.
Biết nguyên nhân bệnh theo đông y là Tinh-Khí-Thần thực hay hư đều gây ra bệnh, Thực thì đông y làm cho hết thực, hư thì đông y làm cho hết hư, dù là ung thư cũng cần phải phục hồi sự sống cho tế bào bằng bổ khí, bổ máu, bổ đường.
Mọi người theo tây y chỉ thấy được mặt phải của tây y là tây y tài giỏi như vậy mà không chữa được ung thư thì đông y làm sao chữa được, là cách nói  không hiểu đông y.
Do đó Y Học Bổ Sung Thực Dụng chỉ nói ra sự thực và tìm cách hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiểu cách mình phải tự chữa như thế nào để làm tăng khí bằng cách tập khí công, ăn thức ăn bổ máu cho tăng áp huyết, tăng cân, bổ đường giúp năng lượng cho tế bào chức năng đủ nhiệt hoạt động, cho thần sắc hồng hào tươi sáng, khỏe mạnh, miễn làm sao đạt được tiêu chuẩn ăn được ngủ được là tiên, tăng cân, đi đứng nhanh nhẹn thì khỏi bệnh không cần phải tái khám lại sẽ mau chết do phản ứng thuốc, khi phải dùng lại thuốc đặc trị chữa ung thư.
Nhớ rằng khi dùng thuốc hạ áp huyết xuống 1 bậc thì ngưng, ký hiệu (-) như áp huyết cao dùng thuốc xuống thấp đến tiêu chuẩn trung niên thì ngưng, vì nó đã xuống áp huyết bình thường là khỏi bệnh, đừng để áp huyết tụt thấp xuống tuổi thanh niên, ký hiệu là (- -) và tụt thấp xuống tuổi thiếu niên, ký hiệu (- - -) là cơ thể đã suy nhược sụt cân, nếu tiếp tục uống thuốc hạ áp huyết thêm nữa thì đông y gọi là bệnh đã hư lại càng cho hư thêm, ký hiệu (- - - -)  khiến cho khí lực giảm dần đến suy yếu, lượng máu thiếu hụt dần là suy yếu tế bào chức năng hoạt động kém không dẫn đủ khí đù máu nuôi tế bào, nhẹ thì bị liệt bại xuội chân tay vô lực, nặng thì tế bào bị ung thư.
Như vậy theo đông y khi khỏi bệnh thì ngưng thuốc, theo dõi đo áp huyết mỗi ngày khi thấy áp huyết tăng lên hơn tiêu chuẩn, ký hiệu (+) thì lại dùng thuốc tiếp, chứ không phải theo tây y giải thích, áp huyết đang ở tình trạng hư (- - -) mà ngưng thuốc áp huyết sẽ tăng vọt lên ngay thành (+++) thì vô lý, mà nó phải lên từ từ, nên cần phải theo dõi đo áp huyết mỗi ngày khi áp huyết tăng lên từ (- - -) rồi (- -), rồi (-), rồi bình thường đúng tiêu chuẩn, rồi đến khi tăng lên (+) thì dùng lại thuốc.
Đó là biết cách dùng thuốc kiểm soát áp huyết theo đông y, khi có bệnh mới dùng, không có bệnh thì không được dùng, chứ đông y không có bệnh thì không dùng thuốc chứ không phải uống thuốc để ngừa bệnh suốt đời. Như vậy chúng ta cần phải xem lại giá trị của thuốc chữa bệnh cao áp huyết của tây y không phải chữa dứt bệnh mà chỉ là cầm giữ bệnh.

Cách chữa áp huyết cao xuống thấp theo tiêu chuẩn tuổi, theo hướng dẫn phần A, chữa áp huyết thấp thành cao lên tiêu chuẩn tuổi theo hướng dẫn phần B,  về cả 3 yếu tố điều chỉnh Tinh là ăn uống, điều chỉnh Thần là đường để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, và điều chỉnh Khí bằng cách tập khí công cho tăng khí hay hạ khí.
Khi áp huyết lọt vào tiêu chuẩn cả 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần là Khí, máu, và đường thì không bao giờ bị bệnh tật.

6-Theo lý thuyết ngũ hành của đông y, đo áp huyết 2 tay và 2 chân biết bệnh của từng tạng phủ.
a-Quy ước ngũ hành tạng phủ :
Đông y quy ước các cơ quan tạng phủ trong cơ thể con người bằng ngũ hành để lý luận tìm nguyên nhân bệnh.
Tim và ruột non gọi là hỏa âm, hỏa dương. Âm là chất lỏng, là máu. Dương là khí.
Lá mía và bao tử gọi là thổ âm, thổ dương
Phổi và ruột già gọi là kim âm, kim dương
Thân và bàng quang gọi là thủy âm, thủy dương
Gan và mật gọi là mộc âm, mộc dương

b-Tóm tắt lý thuyết chữa bệnh theo đông y :

Nhờ ngũ hành tương sinh, gọi là mẹ sinh con, như hỏa sinh thổ, có nghĩa tim đưa chất nóng nuôi nóng bao tử để làm chín nhừ thức ăn...
Thổ sinh kim, có nghĩa lá mía và bao tử, chuyển thức ăn thành máu, thành khí nuôi phổi làm mạnh phổi..
Kim sinh thủy, có nghĩa phổi mạnh sẽ nuôi thận mạnh.
Thủy sinh mộc, có nghĩa thận mạnh sẽ nuôi gan mạnh.
Mộc sinh hỏa, có nghĩa gan mạnh sẽ nuôi tim mạnh.

Khi bệnh truyên kinh thì phải có dấu hiệu Thực hay Hư.
Như vậy mẹ thực sẽ nuôi con thực. Mẹ hư sẽ nuôi con bị hư theo.

c-Ý nghĩa áp huyết đo bên tay trái theo đông y :
Tìm được bệnh của tim, bao từ, và phổi

Đo áp huyết lúc đói, tìm ra 3 cơ quan bệnh :

Về khí lực tâm thu bên tay trái :

-Khi đói bao tử rỗng, thì khí lực phải thấp theo tiêu chuẩn tuổi. Thí dụ áp huyết tuồi lão niên :  130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên .
Khi đói tâm thu phải thấp 130, nếu nó đã cao 140 có nghĩa bao tử đầy, thức ăn cũ còn trong bao tử chưa tiêu, biết điều này thì bữa cơm phải ăn thức ăn nhẹ, ăn những thức ăn làm hạ khí, nếu không áp huyết tâm thu sẽ cao thêm (+) thuộc bệnh thực, dù có đang dùng thuốc hạ áp mà không điều chỉnh Tinh là chọn thức ăn làm hạ áp huyết mà cứ ăn những chất tăng áp huyết, thì vẫn bị tai biến do thức ăn, mặc dù vẫn dùng thuốc hạ áp huyết. Cho nên ông tổ cả hai ngành y đều có chung quan điểm : Thức ăn là thuốc chữa bệnh, biết chọn thức ăn nào làm tăng áp huyết, thức ăn nào làm giảm áp huyết thì không cần phải dùng đến thuốc.
Khi áp huyết bên bao tử tăng (+) có nghĩa mẹ nó là tim đã tăng (+) là bệnh cao áp huyết mới truyên sang cho con là bao tử, và nếu bao tử tăng (+) cũng truyên bệnh sang cho con nó là phổi cũng bị tăng (+). tùy theo cấp độ tăng cộng (+, ++, +++) thì cũng ảnh hưởng đến mẹ và con.
Ngược lại khi giảm dưới tiêu chuẩn, giảm theo cấp độ trừ (-, - -, - - -) cũng ảnh hưởng dến mẹ con. Có nghĩa bao tử yếu thiếu khí do mẹ nó là tâm hỏa suy hư không cung cấp nhiệt lượng nuôi bao tử ấm nóng để chuyển hóa thức ăn nên ăn không tiêu, thức ăn không biến thành máu mà biến thành mỡ nếu ăn nhiều mà có dấu hiệu không khỏe, hay làm biếng ăn vì bao tử không tiêu, ăn thì đầy bụng, ói mửa ra thức ăn.
Áp huyết do bên bao tử sau khi ăn thì phải tăng tối đa theo tiêu chuẩn tuổi, như tuổi lão niên phải lên 140, nhưng ăn thức ăn làm tăng áp huyết thì sẽ tăng cộng (+, ++), ngược lại nó làm giảm thấp tâm thu dưới tiêu chuẩn tuổi, như lão niên thấp nhất là 130, thì nó lại giảm thấp hơn nữa là trừ (-, - -) thì cũng ảnh hưởng bệnh đến mẹ nó và con nó

Về lượng huyết tâm trương bên tay trái :

Áp huyết tâm trương số thứ hai bên tay trái chỉ lượng thức ăn trong bao tử, chứ chưa phải là lượng máu. Trước khi ăn mà thấp chỉ bao tử bị đói, nếu cao nhiều thì thức ăn cũ trong bao tử còn, nếu đo lúc nào cũng cao (+) chứng tỏ cơ thể dư thừa mỡ nghẹt trong ống mạch tim bên trái, tây y gọi là cholesterol, có dấu hiệu thỉnh thoảng đau nhói tim bên trái, cần phải kiểm chứng bằng máy đo áp huyết nhiều lần và dùng máy đo điện tử có tiếng kêu bíp bíp để nghe tiêng kêu có đều hay bị ngắt quãng, nhẩy nhịp, hay kêu bíp bíp dồn dập rồi mới trở lại bình thường, dấu hiệu này cho biết hở hay hẹp van tim do thiếu máu vào tim hay dư thừa mỡ, khi máu và mỡ đi qua tim.
Nó cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, vì tốc độ bơm máu thay đổi theo tiếng bíp bíp lúc nhanh lúc chậm, mặc dù kết quả nó cho ra số trung bình tốt nằm trong tiêu chuẩn (70-80)

Như vậy đo áp huyết bên tay trái, trước và sau khi ăn, biết được bệnh của cả 3 cơ quan tim, bao tử, phổi bị thực hay hư.

d-Ý nghĩa áp huyết đo bên tay phải theo đông y rất quan trọng :
Tây y không hiểu ý nghĩa đo áp huyết bên tay phải của động y nên bài bác hay không cần đo bên tay phải, tuy nhiên áp huyết đo bên tay phải theo đông y rất quan trọng, biết trước được tai biến hay đột quỵ, mặc dù áp huyết đo bên tay trái vẫn tốt, rất nguy hiểm đối với những người đang dùng thuốc hạ áp huyết. Lý do tại sao ?
Nguyên tắc chữa bệnh cao áp huyết theo tây y dùng thuốc bao gồm chất làm giãn mạch ngừa bể mạch máu, thuốc chẹn giao cảm thần kinh, thuốc lợi tiểu, chống táo bón...
Khi dùng thuốc làm nở giãn mạch để làm giảm áp lực khí lên thành mạch thì tất cả các ống mạch dều bị giãn, thì cũng làm giãn mạch tuyến tiền liệt, làm chùng gân, liệt dương, nó có lợi khi tim bơm máu ra khỏi tim theo động mạch áp lực quá mạnh thì ống động mạch giãn nở lớn nên ngừa được vỡ mạch, nhưng lại có hại cho bên ống tĩnh mạch đưa máu về tim bị thiếu hụt do tĩnh mạch bị giãn nở thể tích, khiến cho tim phải bóp mạnh rồi nhả ra hút máu về khó khăn, thí dụ như mình dùng ống hút nhỏ uống nước hút vào miệng nhẹ dễ hơn là hút bằng ống lớn phải hút với lực mạnh nước mới vào miệng, thì tim cũng có tình trạng bơm bóp và nhả mạnh gây ra bệnh suy tim, hở van tim, là hậu quả của thuốc uống hạ áp huyết dùng suốt đời, ngược lại nếu người có nhiều mỡ thì phản ứng tự động của cơ thể mỡ sẽ bảo vệ bao ống mạch bên ngoài chống mạch bị giãn nở lại gây ra sự bó chặt ống mạch hay tạo cholesterol trong ống tĩnh mạch để giảm lực cơ  co bóp của tim lại xẩy ra tình trạng van tim bị kẹt làm hẹp van tim do thiếu máu vào tim.
Cũng theo nguyên tắc ngũ hành nên đo áp huyết bên tay phải cũng tìm bệnh theo 2 giai đoạn, khi đói và khi no .
Về khí lực tâm thu bên tay phải :
Khi đói :
Thì chức năng gan đang làm việc tối đa là tiết chất chua và chất đắng thì tâm thu phải cao theo tiêu chuẩn tuổi (tuổi lão niên 140), là chức năng thuận, nếu thấp (130) chứng tỏ chức năng gan hư yếu không tiết chất mật và chất chua để làm cho bao tử cảm thấy xót bụng đòi ăn,, Ngược lại khi đói thì thấp sau khi ăn no mới cao thì bao tử vẫn thiếu chất mật và chất chua để chuyển hóa thức ăn đồng bộ, mà tiết ra sau khi ăn, nên lại dư thừa chất mật và chất chua, khiến có dấu hiệu miệng chua đắng, là gan hư,
Theo ngũ hành gan hư thiếu khí thì không giúp con nó là tim hoạt động mạnh được, nên tim cũng suy, chức năng gan suy thì lại do mẹ nó là do chức năng thận hư, mà chức năng thận hư do mẹ nó là phổi do thiếu khí lực để cung cấp khí cho thận, khí phổi hư là do khí bao tử thiếu do ăn không đủ bổ khí, bổ máu, do kém ăn, do ăn ít, thì khí lực của gan càng thấp trừ (-, - -) , gan có tâm thu thấp trừ (- - -) là gan teo, khi tâm thu có số thấp cố định không thay đổi khi no, khi đói thì gan bị chai, thể tích gan không co bóp thay đổi.
Ngược lại, nếu tâm thu cao hơn tiêu chuẩn tuổi cộng (+,++,+++) là cao áp huyết bên gan rất nguy hiểm vì lực bơm máu từ gan lên tim quá mạnh, đẩy máu vào tim mạnh, gây ra tai biến, nếu tâm thu luôn cao cố định, gan không co bóp làm thay đổi số tâm thu, thì gan bị chai gan, gan đang phình to, là xơ gan cổ trướng.
Theo ngũ hành gan thực cộng (+, ++, +++) thì truyền kinh sang con là tim cũng bị thực, và gan thực do mẹ nó là thận đang bị thực do dư thừa nước, bệnh truyền kinh sang con là gan cũng thực.

Khi no :
Sau khi ăn xong thì chức năng gan nghỉ ngơi, thì tâm thu giảm tối thiểu (tuổi lão niên 130), nhưng sau khi ăn, nếu thức ăn tạo khí nhiều thì gan khí không giảm mà lại tăng trong tiêu chuẩn, thì không có khả năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, còn nếu tăng vượt tiêu chuẩn tuổi, công (+,++,+++) thì sau khi ăn sẽ bị tai biến do thức ăn làm hại gan khí cao. Cũng do thức ăn có thể làm gan khí hạ thấp dưới tiêu chuẩn, trừ (-, - -, - - -) thì gan khí không đủ lực chuyển máu cho tim bơm máu tuần hoàn, theo đông y, gan chủ gân, mạch máu và thần kinh để gan tạo thành hệ thống lưới cho hệ thống tim mạch chuyển máu đi nuôi cơ thể, và gan là kho chứa máu, nếu thiếu khí lực thì hệ thống ống máu teo vì không có đủ máu trong ống mạch, chúng ta thường nói là tắc mạnh, nguy hại nhất là tắc nghẽn ống mạch trên não cũng gây ra tai biến liệt xuội tay  chân vô lực, mất trí nhớ.

Về lượng máu tâm trương bên tay phải :
Tâm trương bên tay phải có nghĩa là máu ( gồm máu, nước, mỡ) do thức ăn được chuyển hóa thành máu. Do đó, đo trước khi ăn thì số tâm trương chỉ lượng máu trong gan, nó cũng thay đổi theo thức ăn, có thể làm tăng hay làm giảm sau khi ăn, tùy vào lượng thức ăn hiện ra số tâm trương bên tay phài sau khi ăn.
Nếu sau khi ăn, lượng thức ăn làm tăng số tâm trương cao, sau 3-4 tiếng số tâm trương bên trái gỉảm mà số tâm trương bên gan cao là lượng máu được tăng, trong máu có thêm cholesterol làm tăng cholesterol trong máu, nếu tâm trương cao hơn tiêu chuẩn cộng (+++), mà tâm thu không cao, thì bệnh nhân sẽ dễ bị đột qụy, nhưng nếu tâm trương bên gan không tăng mà giảm, thì trong thức ăn do ăn nhiều mà không có chất bổ máu, mà còn làm mất máu khiến tâm trương bên gan bị hạ thấp thì bên gan không đủ máu cung cấp cho tim tuần hoàn nếu thấp trừ (- - -) xuống đến 3 bậc, thì cơ thể thiếu lượng máu và nếu tâm thu cũng thấp trừ 3 bậc (- - -), mà bị sụt cân, là dấu hiệu ung thư.
Riêng đối với trẻ em : 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5-12 tuổi) nếu có áp huyết bên tay phải thấp dưới tiêu chuẩn là tế bào thiếu dinh dưỡng, không phát triển, không tăng cân theo phát triển của tuổi, đó là dấu hiệu ung thư  của trẻ em, đông y gọi ung thư máu ở trẻ em gọi là bệnh sài mòn.
Phụ nữ tuổi trung niên, có áp huyết tâm thu (- -), tâm trương (- -), nhịp tim thấp do thiếu đường, sẽ khó mang thai, ngược lại sẽ có thể có bệnh ung thư vú và ung thư tử cung. Nếu có mang thai thì thai khó phát triển hay sanh ra thiếu tháng, bé sinh ra đã thiếu máu, thiếu khí lực, thiếu đường cơ thể không phát triển bình thường.

Về nhịp tim chỉ hàn nhiệt khác nhau giữa 2 tay :
Những thay đổi tâm thu, tâm trương bên gan lệ thuộc vào thức ăn, vào thuốc uống, cũng làm thay đổi nhịp do thức ăn có tính hàn hay nhiệt, thuốc uống hàn hay nhiệt. và cũng nhờ đường cát vàng chúng ta cũng giúp ổn định nhịp tim điều hòa thân nhiệt, giúp cho sự tiêu hóa tốt, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu, loại bỏ thức ăn thừa trong bao tử còn dư trong bao tử không chuyển hóa hết do thiếu đường-huyết hạ thấp. Theo kinh nghiệm của ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng của Khí Công Y Đạo, trên thế giới có khuynh hướng kiêng giảm đường, nên trở thành bệnh thiếu đường hypoglycémie là dưới 6.2 mmol/l là tốt, thì đường-huyết từ 5-6mmol/l là thấp 1 cấp, trừ (-), từ 4-5mmol/l là thấp trừ (- -), từ 3-4mmol/l là thấp trừ (- - -) dễ đi vào hôn mê, trở thành người thực vật khi áp huyết còn hoạt động yếu (-), nếu áp huyết thấp trừ (- - -) và đường-huyết (- - -) thì bệnh nhân sẽ dễ bị ung thư và đi vào hôn mê và chết.
Nhịp tim cao hơn tiêu chuẩn tuổi là nhiệt, thấp hơn  tiêu chuẩn tuổi là hàn, do đó khi đo áp huyết bên gan có nhịp tim tăng cao là do thức ăn hay thuốc uống có chất nhiệt, nhưng nếu thức ăn hay thuốc uống có chất hàn mà nhịp mạch bên gan không bị hạ thấp trở thành hàn, vì gan còn đường glycogen dự trữ để bào vệ gan không bị hàn, ngược lại gan có nhịp tim xuống thấp trở thành hàn vì gan hết đường dự trữ glycogen điều chỉnh cho gan, thì gan sẽ có ảnh hưởng bị co rút gân, bị co giật, vì gan lạnh thì máu chứa trong gan lạnh nên sự tuần hoan máu chậm, do nhịp mạch thấp hơn tiêu chuẩn chính là tốc độ tuần hòan máu chậm, nên chân tay lạnh, là dấu hiệu cơ thể thiếu đường (- - ), nếu thiếu (- - -) đã bị hôn mê co giật rồi..
Nếu nhịp mạch bên tay trái bình thường, nhưng nhịp mạch bên tay phải tự nhiên thấp hơn nhiều, ngoài việc có nghĩa là gan hàn, nhưng nó cũng làm mật trong túi mật gần như lạnh cứng thành cục to, ấn tay đè vào vị trí túi mật thấy cứng đau, người ta có thể chẩn đoán lầm là sạn mật, khi dùng sưởi hơ nóng vùng túi mật thì vùng túi mật mềm ấn đè hết đau.túi mật không tiết mật cũng làm xáo trộn chức năng tiêu hóa.

e-Ý nghĩa đo áp huyết ở cổ chân trong hai bên để khám thận.
Đầu dây từ máy đo áp huyết đi ra phải hướng về tim, đặt phía trong cổ chân, lấy mạch ngay huyệt Tam Âm Giao.
Áp huyết đo dưới cổ chân trong, chỉ có số tâm thu theo tiêu chuẩn cao hơn tâm thu ở tay 10mmHg.
Thí dụ áp huyết tay tiêu chuẩn :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)thì áp huyết tiêu chuẩn ở chân là :
140-150/80-90mmHg, tốc độ chạy trong mạch ống chân 70-80.
Những dâu hiệu bệnh khi nhìn vào số đo áp huyết ở chân :
Số tâm thu thấp hơn tiêu chuẩn là khí lực xuống chân ít, (-) thì chân yếu, (- -) chân tê, (- - -) chân teo.
Số tâm thu cao hơn tiêu chuẩn là khí lực xuống chân nhiều, (+) thì nặng chân, (++) thì đau nhức chân, (+++) do uống nhiều nước bụng to làm tắc ứ nghẹt động mạch háng, chân phình to ứ nước.
Kiểm chứng bằng cách cho bệnh nhân nằm úp, sẽ nhìn thấy trên lưng vùng trái thận nổi cao lên, nếu dùng tay ấn đè mạnh ngay giữa vùng thận mà bệnh nhân không cảm thấy đau là thì chỉ là ứ nước (+++) thăn lưng bị cứng, nếu ân đè bị đau nhói là có sạn trong thận có thêm dấu hiệu bụng đau lâm râm lan vòng qua sau lưng hay ngược lại đau từ lưng vòng sang bụng. Còn vùng thận bên nào chìm xuống thấp là thận teo (- - -) thì có dấu hiệu cột sống hơi lệch vẹo.
Số tâm trương cao hơn tiêu chuẩn (+++) là chân bị phình tĩnh mạch, nếu thấp hơn (- - -) là thiếu máu nuôi chân làm bắp chân teo.
Nhịp mạch ở chân cao hơn tiêu chuẩn thì chân nóng, có nghĩa là thận bị nhiệt (++), nếu thấp dưới tiêu chuẩn là tốc độ máu xuống chân quá yếu (- -), chân lạnh, tê đau cứng từ gối xuống ngón chân.

f-Ý nghĩa dấu hiệu bệnh tiêu hóa do sự chênh lệch áp huyết 2 tay :
-Chuyển hóa thuận và hấp thụ chuyển hóa thức ăn tốt :
Chuyển hóa thuận :
 Là bên tay trái áp huyết khi đói phải thấp, sau khi ăn phải cao trong tiêu chuẩn tuổi. Áp huyết bên tay phải trước khi ăn phải cao, sau khi ăn phải thấp trong tiêu chuẩn.
Chuyển hóa nghịch là bệnh :
Khi đói áp huyết tay trái cao, tay phải thấp, gây ra chứng ăn không tiêu và thức ăn biến thành mỡ gây béo phì mà không được chuyển hóa thành máu dù có những thức ăn bổ máu, nên cơ thể vẫn bị yếu sức.
Phần trăm hấp thụ chuyển hóa thức ăn tốt phải là chuyển hóa thuận, nhưng hai tay áp huyết tâm thu chênh lệch 10mmHg hay cao hơn thì thức ăn được hấp thụ chuyển hóa 100%.
Nếu chênh lệch cứ mỗi 1mmHg thì chuyển hóa hấp thụ được 10% thức ăn, nếu chênh lệch 5mmHg thì hấp thụ chuyển hóa 50%...
Muốn chuyển hóa hết thức ăn phải cần thêm đường, vì tiêu chuẩn cần đường chuyển hóa thức ăn phải tối thiểu 8.0mmol/l.
Nếu bao tử thiếu lực co bóp và nhịp mạch thấp dưới tiêu chuẩn là cơ thể thiếu đường, thì cần phải uống thêm đường tăng lên theo tiêu chuẩn đường vận động khoảng 11mmol/l=200mg/dL, mới đủ để vận động tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 300 lần, giúp bao tử co bóp 300 lần làm tiêu hóa thức ăn hết trong bao tử thì lúc đó đường huyết sẽ tụt thấp xuống nằm trong khoảng 6-8.0mmol/l.

VI-ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ :

Tất cả nguyên nhân gây ra bệnh từ gốc bệnh là tế bào, tế bào các cơ quan nội tạng, tế bào râu tóc, xương cốt da thịt... Các tế bào được nuôi dưỡng và phát triển bằng 4 chất Protein,+ Glucose + Lipid, và oxy là khổng bào nằm trong tế bào chất.
Khi tế bào bị bệnh là tế bào phình to ra do ăn no quá hay teo lại do đói quá, tế bào cơ quan nào no quá, tế bào cơ quan nào đói quá là do tuần hoàn khí huyết phân chia không đều do lười tập khí công để bơm máu đem chất bổ chia đồng đều cho các tế bào toàn thân.

Như vậy ung thư là do tế bào của cơ quan tạng phủ nào no quá hoặc đói quá là dư thừa Máu+mỡ+đường, đói quá là thiếu máu, mỡ,đường và oxy.

Khi chữa ung thư đừng bao giờ uống những loại thuốc dân gian đồn thổi loại này chữa được ung thư, loại kia chữa được ung thư mà không theo dõi áp huyết, vì có người uống khỏi thì cũng có người uống xong thì mau chết, vì không biết thuốc giúp cho chữa bệnh no hay đói, khi no quá thì dùng thuốc phải có tác dụng làm đói giảm no, hay khi ung thư do tế bào đói quá phải dùng thuốc giúp tế bào được no.

Làm sao biết được tế bào no hay đói thì đo áp huyết sẽ biết, áp huyết cao là dư thừa khí, dư thừa máu, dư thừa đường, thiếu oxy là thiếu hoạt động tập khí công
Khi áp huyết thấp là tế bào thiếu máu, thiếu đường, thiếu khí do không tập khí công cho đủ khí lực bơm máu tuần hoàn đi nuôi các tế bào khắp cơ thể, còn chỉ tập khí công để bơm máu dẫn máu đi nuôi tế bào mà cơ thể lại thiếu lượng máu không đủ nuôi tế bào, nơi nào tế bào thiếu máu thì bị đói trở thành tế bào ung thư, đặc biệt cơ thể có máu mà không tập khí công tăng cường oxy cho tế bào, thì tế bào thiếu oxy trong khổng bào, thì tế bào cũng chết trở thành khối u ứ tụ máu bầm thối trở thành bướu độc.

Như vậy nguyên tắc chữa ung thư là cần nuôi dưỡng điều chỉnh phục hồi tế bào bằng thức ăn cho chúng là Protein +Glucose+ Lipid và oxy.
Từ nguyên tắc này mình biết biết được nguyên nhân ung thư qua máy đo áp huyết và đường, từ đó mới biết mình dùng thuốc chữa bệnh ung thư đúng hay sai, đều phải kiểm chứng trước và sau khi dùng mỗi ngày bằng máy đo áp huyết, sẽ biết tại sao có người dùng lá đu đù, măng cầu, fucodin, ....có người chết mà cũng có người khỏi mà mọi người không hiểu nguyên nhân đều nói phước chủ may thầy là không có tính khoa học.

Thí dụ Lá đu đủ trước khi uống đo áp huyết và sau khi uống đo áp huyết, là đo sự sống của con người, nếu ung thư do áp huyết thấp là tế bào thiếu máu, thiếu khí, thiếu đường, sau khi uống thấy áp huyết lên tức là tế bào đang đói gầy ốm trở thành no, tăng cân áp huyết tăng thì người này sẽ khỏi bệnh. Ngược lại nếu người bị ung thư do tế bào quá no làm cao áp huyết, nếu uống loại thuốc nào làm tế bào no thêm, làm tăng áp huyết tế bào quá no vỡ ra thì chết là chết do thuốc uống sai, muốn chữa loại ung thư này phải làm cho tế bào bớt no, bớt phát triển thì phải làm cho tế bào đói thì khỏi bệnh.

Do đó đừng nhắm mắt tin bừa vào lời đồn đại thuốc này chữa ung thư hay lắm, cứ uống thử, mà không biết loại thuốc mình uống là tế bào đã no quá làm no thêm, hay đói quá làm đói thêm thì đều chết, do đó dân gian vẫn nghi ngờ cách chữa của đông y không có khoa học làm chết người.
Khi thử dùng loại thuốc nào cần phải theo dõi áp huyết 2 tay và đường, xem thuốc mình đang chữa bệnh ung thư có phù hợp không, phù hợp có nghĩa là áp huyết đang cao, béo phì, yếu sức, sau khi uống áp huyết xuống, giảm cân, ăn ngủ ngon, da thịt hồng hào, đi đứng nhanh nhẹn tỉnh táo hoạt bát thì khỏi bệnh. Còn ung thư do tế bào đói thì sau khi dùng thuốc người tăng cân, tăng áp huyết, ăn ngủ ngon, da thịt hồng hào, đi đứng nhanh nhẹn tỉnh táo hoạt bát thì khỏi bệnh.
Phương pháp theo dõi bệnh trở nặng hay khỏi bệnh bằng máy đo áp huyết và máy đo đường cũng kiểm chứng được cách chữa ung thư của tây y đúng hay sai.
Thí dụ Bồ Công Anh, Hạ Khô Thảo theo đông y dùng để chữa gan mà không nuôi các tế bào khác vẫn bị đói do thiếu 4 chất căn bản nuôi tế bào là máu, đường (protein + Glucose + Lipid) , khí oxy thì gan chưa khỏi bệnh mà để các tế bào khác trong các cơ quan khác bị đói mà chết lúc đó tây y gọi là di căn thì vô lý.

Trong khi Bồ Công Anh ở Canada là cây cỏ dại hoa vàng gây dị ứng mũi cho mọi người vào mùa thu, mọc đầy dẫy ngoài đường , và có bán trong chợ tây Maxi, tên gọi Dandelion tên VN là Bồ Công Anh, người Ý họ ăn canh, làm rau trộn, ăn hàng ngày, mà họ cũng vẫn bị ung thư 

Nuôi tế bào khỏe mạnh hay bệnh tật đều do tế bào chất cần 4 chất căn bản là Protein + Glucose + Lipid + oxy. Thừa hay thiếu đều gây ra bệnh.
Do đó hiện nay tây y có khuynh hướng bỏ Glucose , giới hạn tiêu chuẩn đường tối đa, khiến con người bị bệnh nhiều.
Tôi vẫn giữ theo tiêu chuẩn đường của Cơ Quan Y Tế Thế Giới ra tiêu chuẩn lần đầu vào năm 1979 có chia ra 2 tiêu chuẩn rõ ràng hợp lý :
Đường-huyết khi đói từ 6-8.0mmol/l (100-140mg/dL) đường-huyết khi no sau khi ăn từ 8-11.0mmol/l (140-200mg/dL) thì không bị bệnh tật.
Tiêu chuẩn ngày nay không có tiêu chuẩn no, ai có đường-huyết cao trên 6.2mmol/l là có bệnh tiểu đường, do đó tế bào trong cơ thể mọi người thiếu hụt đường, tế bào thiếu đường gây ra nhiều bệnh nan y.

Ghi chú :
Những tư tưởng cố chấp do sở học của con ngưởi cũng là một trở ngại trong chữa bệnh, vì không không có tâm cởi mở để học hỏi suy ngẫm, nên cứ khư khư ôm bệnh chết oan vì một phương pháp chữa sai mà cứ vẫn cố theo ?
Thí dụ :
1-Khi nghe ai dùng một vị thuốc đông y, tây y, dược thảo chức năng... mà không khỏi bệnh dẫn đến chết người thì đổ thừa là thuốc dởm, còn nếu là thuốc thật thì đổ thừa là tại cơ địa không hợp.
Tại sao không kiểm chứng bằng máy mòc xem thật ra là thuốc đó có làm cho tình trạng khí huyết được cải thiện khi theo dõi bằng máy đo Áp Huyết 2 tay và máy đo đường không ? Nếu cải thiện được tình trạng khí huyết và đường-huyết lọt vào tiêu chuẩn thì hợp, còn làm cho khí huyết rối loạn quá cao hay quá thấp khi dùng thuốc mà chết người thì đoán mò đổ thừa tại cơ địa không hợp.

2-Gốc bệnh phát sinh từ tế bào thừa hay thiếu tế bào chất, gồm 1 hay cả 4 chất là Protein, Glucose, Lipid, oxy, mới gây ra bệnh, mà chính glucose rất cần thiết để kết hợp với + Protein thành chất glycoprotein tạo ra máu, dẫn máu dẫn khí oxy vào bổ sung cho tế bào chất nuôi tế bào. Khi bị bệnh ung thư tế bào chất thiếu hụt 1 chất, 2 chất, 3 chất hay cả 4 chất thì gọi là tế bào đói suy yếu teo nhỏ dần làm bệnh nhân sụt cân, nó cần máu và đường để sinh ra chất glycoprotein bổ sung sự thiếu hụt tế bào chất nuôi tế bào.
Nhưng ngày nay các bác sĩ chú trọng chữa ngọn bệnh tiêu diệt tế bào ung thư, bỏ đói không nuôi tế bào bằng máu và đường thì cả tế bào bệnh ung thư và các tế bào chưa bệnh cũng đói trở thành tế bào ung thư toàn thân, chúng ta thấy được khi theo dõi tình trạng khí và huyết là máu thiếu gây cho cơ thể yếu sức suy nhược, các tế bào chức năng không thể hoạt động hấp thụ và chuyển hóa hay tế bào hệ điều hành chức năng tạng phủ yếu dần cho đến khi ngưng hoạt động thì bệnh nhân phải chết.
Thế mà ngày nay hễ nói tới cách chữa bệnh ung thư bằng cách bổ máu bổ đường, thì những người theo y học hiện đại chống đối phê phán là phản khoa học, nên không chịu chữa theo cách phục hồi sự sống cho tế bào.
Vì tế bào ung thư không phải do vi trùng, virus gì nguy hiểm lây lan, chỉ như dân môt làng bị thiên tai đói ăn mà chết, chứ khi cơ thể được tiếp tế đủ 4 chất phục hồi tế bào thì tế bào nào chúng ta cũng thấy nó đều nhận máu nhận đường như nhau, chứ không riêng gì chỉ có tế bào ung thư mới nhận để chúng mạnh sẽ đánh lại những tế bào chưa bệnh thành bệnh là vô lý, trong khi Glucose + Lipid hợp thành chất Glycolipid là chất bảo vệ màng tế bào bền vững không cho các tế bào khác hoặc các chất tự do xâm nhập phá vỡ vỏ tế bào, thì làm gì có lý thuyết tế bào ung thư lây lan, mà chỉ vì tất cả các tế bào của các cơ quan thiếu hụt tế bào chất đang trở thành tế bào ung thư toàn thân.
Chúng ta đã bỏ quên sự hình thành và phát triển tế bào nhờ vào tế bào chất, nên khi nói phục hồi tế bào ung thư bằng 4 chất từ thức ăn bổ máu, bổ đường và tinh bột, tăng cường oxy là tập khí công, thì họ chống đối bổ báng bằng từ phản khoa học, thì không biết ai là người mới phản khoa học ?
Chỉ thực tế là ai theo cách chữa nào có theo dõi tình trạng khí huyết để tự cứu mình khi mắc phải bệnh ung thư mới thấy cần thiết, biết rõ cách chữa nào hợp với mình giúp mình khòi bệnh, không cần tranh luận lý thuyết, mà phải thực hành chứng nghiệm và dấu hiệu đầu tiên chữa thấy có kết quả là trước kia gầy ốm sụt cân, yếu sức xanh xao, thì nay tăng cân, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh, đi đứng nhanh nhẹn, hoạt bát, ăn ngủ ngon là khỏi bệnh mà không cần tái khám, giống như tôi  đã từng bị bệnh nhờ ăn uống bổ máu bổ đường tăng cân, da dẻ hồng hào, ăn ngủ ngon, tôi tự cho là khỏi bệnh không tái khám đã 30 năm không đi bác sĩ, không đi bệnh viện, vì nếu tái khám bác sĩ lại lấy mất máu để tìm bệnh, để thử nghiệm rồi lại uống thuốc, tiêm thuốc nói là ngừa bệnh, cuối cùng bệnh nhân vẫn chết khi bị sụt cân, ăn ngủ không được, yếu sức da xanh xao rồi chết lại đổ thừa do bệnh cũ tái phát. Lại lọt vào một vòng chữa luẩn quẩn khiến tế bào bị bệnh ung thư mà chết là tại cơ địa hay là tại tư tưởng cố chấp theo sở học của mình hại mình ?

Thân

doducngoc