I-Định nghĩa bệnh bao tử hư chứng theo đông y :
Theo đông y cơ quan tạng phủ nào cũng có 2 loại
bệnh chính là bệnh về cơ sở vật chất thuộc âm, và chức năng hoạt
động của cơ sở đó thuộc dương. Cả trong hai loại bệnh thuộc âm hay
dương khi bị bệnh thì phải biết phân biệt bệnh thuộc hư chứng hay
thực chứng.
Thí dụ dễ hiểu về bệnh cơ sở và bệnh chức năng
:
Một đồn cảnh sát khu vực nguy nga đồ sộ tốt đẹp,
không hư hại cơ sở vật chất, nhưng những cảnh sát trong đồn không hoạt
động đúng chức năng bảo vệ an ninh cho dân chúng trong vùng là chức
năng hư hỏng, cơ sở vật chất tốt. Ngược lại dân chúng trong khu vực
rất an ninh là chức năng của cảnh sát tốt, nhưng nơi nhà ở của cảnh
sát hư hỏng dột nát là cơ sở hư hỏng.
Con người cũng vậy, cơ sở vật chất là thân thể
ốm yếu bệnh, nhưng trách nhiệm làm việc vẫn tốt. Ngược lại cơ thể
con người khỏe mạnh, nhưng lười, chức năng làm việc không có kết quả.
Như vậy các cơ quan tạng phủ trong con người cũng
có 2 loại bệnh này, nếu thầy thuốc đông y không học kinh mạch châm
cứu thì không phân biệt được bệnh hư hay thực ở cơ sở hay ở chức
năng, đôi khi lúng tụng không biết trả lời ra sao khi có người hỏi
những câu hỏi tương tự như sau :
Chúng ta có 1 cái bao tử, thầy đông y bắt mạch
nói bệnh bao tử của tôi hư là cơ sở bao tử hư hay chức năng hư, hay cả
hai đều hư.
Câu hỏi này cũng đặt ra cho các bác sĩ tây y khi
có rối loạn tiêu hóa và đau bao tử. Tây y sẽ cho đi siêu ăm, chụp hình
xem có tổn thương bao tử, thì xác nhận cơ sở bao tử bị hư, còn cơ sở
không tổn thương nhưng có vi khuẩn trong bao tử là chức năng bao tử hư,
chức năng bao tử hư thì không cắt mổ, còn cơ sở hư hỏng thì cắt mổ.
Còn chúng ta không cần chụp hình hay xét nghiệm
máu, chỉ cần nhờ cách khám bằng huyệt Lệ Đoài thuộc kinh Vị ở 2
góc móng ngón chân thứ 2, phía ngón bên trái và bên phải có cảm
giác khác nhau như :
Day vào huyệt Lệ Đoài ngón chân bên trái không có
cảm giác đau là cơ sở bao tử hư, nếu có cảm giác đau nhiều là cơ sở
bệnh thực.
Day vào huyệt Lệ Đoài ngón chân bên phải không có
cảm giác đau là chức năng hư, nếu có đau nhiều là chức năng thực.
Nếu thầy thuốc đông y không biết đến huyệt mà nói
bao tử hư hay thực, bệnh nhân sẽ hỏi ngược lại, thầy nói bao tử tôi
hư hay thực thì tại sao huyệt bao tử của tôi bên này đau mà bên kia
không đau, vì thầy đông y không học kinh mạch châm cứu nên không biết
mỗi cơ quan tạng phủ đều có 2 đường kinh một bên chỉ cơ sở là phía
bên đường kinh ấy có tạng phủ, bên kia không có tạng phủ là chức
năng.
Đi vào chi tiết bệnh thì hư chứng hay thực chứng
phải biết rõ là hư hàn hay hư nhiệt, hoặc thực chứng hàn hay thực
chứng nhiệt, hay hàn giả nhiệt, hoặc nhiệt giả hàn. Thầy thuốc đông
y phải biết bắt mạch:
Mạch phù là để tay vào vị trí cổ tay mạch chạy
nổi lên là thực, mạch chìm xuống gọi mạch trầm là hư, thầy thuốc
đông y còn phải đếm mạch đập bao nhiêu cái trong 1 phút, Nếu mạch đập
nhanh trên 80 nhịp/ phút thì gọi là mạch sác hay nhiệt, càng cao càng
bị nhiệt, theo tây y nhịp cao 120 nhịp là đang bị sốt nhiễm trùng,
mạch chạy chậm dưới 70 nhịp là mạ̣ch trì, là người lạnh.
Nhưng cạch bắt mạch đông y đôi khi sai vì nó lệ
thuộc vào sức khỏe của thầy thuốc, vì đôi khi thầy thuốc cũng đang
có bệnh, do đó cần phải đo bằng máy móc y khoa của tây y bằng máy đo
áp huyết 2 tay, 2 chân, và nhiệt kế, trước khi ăn và sau khi ăn, đo
đường huyết trước sau khi ăn, chúng ta thấy kết qủa bằng con số chính
xác của bệnh là cơ sở hay chức năng, là hư hay thực, là nhiệt hay
hàn...
2-Cách khám tìm nguyên nhân gốc bệnh đông tây y kết
hợp:
Tuy nhiên đông y khác tây y là nhờ có tích lũy kinh
nghiệm hàng ngàn năm về dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của từng
trường hợp bệnh bao tử khác nhau. Nên hôm nay chúng ta cũng cần phải
học thuộc phương pháp tứ chẩn là vọng, văn, vấn, thiết để biết hư
thực, hàn, nhiệt.
Vọng : Là nhìn sắc mặt, mầu sắc da, vị trí bệnh
trên mặt, nhìn lưỡi, tướng đi, cử động... ,
Văn : Nghe gíọng nói, hơi thở
Vấn : Dựa vào kinh nghiệm dấu hiệu triệu chứng
lâm sàng học, khi còn nghi ngờ thỉ cần phải hỏi thêm,
về ăn uống như thích uống nước nóng hay lạnh, đi
cầu tiêu chảy hay bón, nước tiểu trắng hay vàng đậm, để biết cơ thể
hàn hay nhiệt, khi đau xoa bóp thấy dễ chịu là hư, hay đau hơn là
thực, thèm ăn hay chán ăn, ngủ ngon giấc hay mất ngủ...;
Từ đó chúng ta đối chiếu với các chứng bệnh có
dấu hiệu triệu chứng lâm sàng trong đông y để phân biệt thuộc loại bệnh
chứng nào như dưới đây
:Đây là dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học
của đông y do tôi soạn có đánh số bệnh, trích trong link này:
Thí dụ
mẫu :
Nếu : Chứng
Vị hư : (244)
Bụng no, ợ
hơi, sôi ruột, không thích ăn, vì ăn vào không tiêu sẽ bị tiêu chảy, mặt sưng
húp, khô môi miệng,tân dịch khô, huyết kiệt gây nấc cục, nghẹn, sợ lạnh, chân lạnh,
người nặng nề dễ mệt, lưỡi nhạt, rêu ít, giữa lưỡi rách nứt.
Những dấu
hiệu này phải được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết 2 tay,
đường-huyết và nhiột kế, trước và sau khi ăn, để biết cơ sở bị bệnh
hay chức năng bị bệnh, hư hay thực, hàn hay nhiệt, nhưng nhờ máy đo áp
huyết chúng ta còn xác nhận được bệnh thuộc khí lực hay huyết lực.
Những dấu
hiệu bệnh phải phù hợp với kiểm chứng áp huyết 2 tay, đường-huyết
và nhiệt kế, trước và sau khi ăn hay ngược lại.
Thí dụ :
Nếu khám
bệnh cho người tuổi trung niên, áp huyết tiêu chuẩn tốt phải chênh
lệch giữa đói-no là 10 mmHg
120-130/70-80mmHg,
mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
Phân
tích :
Bụng no
hơi, ợ hơi, mặt sưng, không thích ăn, ăn vào không tiêu ... thì áp huyết tăm thu tay trái
bên bao tử trước và sau khi ăn đều cao hơn tiêu chuẩn tuổi, thì tâm thu
trước và sau khi ăn vẫn lớn hơn 130mmHg thuộc khí lực
Khô môi
miệng, tân dịch khô, huyết kiệt...thuộc
về huyết lực là thiếu máu. Thì gan bên tay phải không chứa đủ máu
áp huyết tâm trương bên gan thấp dưới tiêu chuẩn như 60mmHg, Chán ăn thỉ
bao tử không chứa được thức ăn thi tâm trương bên bao tử thấp như
55-60mmHg
Nấc
cục, nghẹn là
áp huyết chuyển hóa nghịch trước và sau khi ăn.
Sợ lạnh,
chân lạnh, người nặng nề dễ mệt, lưỡi nhạt, rêu ít..do thiếu đường huyết thấp,
máu chạy không thông, thì nhịp tim qúa thấp dưới 60-65
Giữa
lưỡi rách nứt
là tổn thương bao tử còn thức ăn cũ không tiêu tăng men bao tử tăng acid
làm loét bao tử có vết loét.
Kết luận
theo định lý thuận từ dấu hiệu:bệnh đo được áp huyết, đường huyết,
nhiệt kế, pH, hồng cầu:
Những dữ
kiện chẩn đoán đúng theo dấu hiệu triệu chứng bệnh thì phải có áp
huyết, đường-huyết, nhiệt kế, pH, hồng cầu.. trước sau khi ăn như sau:
Trước khi
ăn : TT 135/68mmHg 66 TP 127/66mmHg 64 đường huyết 80mg/dL nhiệt low
Sau khi ăn
: TT 133/60mmHg 66 TP 135/61mmHg 65 đường huyết 85mg/dl nhiệt low, pH 6.5,
hồng cầu 5.1
Ngược lại
theo định lý đảo, khi có số liệu tương tự như trên, thì chúng ta phải
hỏi bệnh nhân hay nói cho bệnh nhân biết có phải dấu hiệu bệnh như
trong chứng Vị́ âm hư không, như vậy khi chúng ta đã có kinh nghiệm thì
nhìn áp huyết đã biết được bệnh thuộc tạng phủ nào bệnh và thuộc
chứng nào.
3-Cách
chữa gốc bệnh theo pp Y Học Bổ Sung :
a-Ý
nghĩa cách khám tìm bệnh bằng máy đo áp huyết :
Máy đo áp huyết cho kết qủa 3 số mang ý nghĩa
tình trạng bệnh hai bên tay khác nhau :
Đo bên tay phải : có nghĩa chỉ về Khí lực
gan/Máu+Mỡ+Nước/Đường
Đo bên tay trái : có nghĩa chỉ về Khí lực bao
tử/Lượng thức ăn trong bao tử /Đường
Sau khi
xác nhận đúng mới là thầy khám bệnh gỉỏi về lý thuyết, nhưng chưa
chắc là thầy chữa bệnh giỏi vì cần phải qua nhiều năm kinh nghiệm
thực hành có kết qủa chữa khỏi bệnh mợi là thầy chữa bệnh gỉỏi,
thì thầy đông y lại không phải là thầy giỏi nếu không chữa đúng vào
gốc bệnh là điều chỉnh Tinh-Khí-Thần theo áp huyết đem áp huyết khí lực,
huyết lực và thần lực là khí, máu và đường trở về tiêu chuẩn thì
khỏi bệnh, nên chúng ta không chữa ngọn, mà chữa gốc bệnh.
b-Ý nghĩa cách chữa bệnh theo Y Học Bổ Sung bằng
máy đo áp huyết :
Dựa vào áp huyết bệnh, phải điều chỉnh cho áp
huyết lọt vào tiêu chuẩn tuổi chuyển hóa thuận, thì 3 số áp huyết
phải chữa là phải điều chỉnh Khí lực/Tinh/Thần, có nghia là :
Tập khí công/Chỉnh thức ăn thuốc uống/và chỉnh
lượng đường
Chỉnh áp huyết tâm thu :
Cao thì chọn bài tập làm hạ thấp, ngược lại tâm
thu thấp chọn bài tập làm tăng tâm thu lên cao, mục đích cả 2 loại
bài tập chỉnh tâm thu về tiêu chuẩn tuổi, gọi là tập khí công chữa
bệnh, khác với khí công dưỡng sinh.
Chỉnh áp huyết tâm trương :
Cao là cao máu cao mỡ thì thay đổi cách ăn uống
cho giảm, như ăn gạo lức muối mè, thuốc tiêu mỡ, ít ăn chất béo, ít
ăn thức ăn khó tiêu, nên ăn nhiều rau...Hoặc ngược lại thiêu máu, thiếu
mỡ phải thay đổi ăn uống phải cho tăng máu như ăn phở chay hay mặn,
uông 1-2 ly sữa đặc Ông Thọ xay chung với 2 trái bơ bằng máy xay sinh
tố ăn như kem thay bữa cưm để giảm mập nhưng có chất lượng tăng mỡ
tốt, tăng lượng máu, mục đích cũng điều chỉnh tâm trương lọt vào tiêu
chuẩn tuổi.
Chỉnh lượng đường huyết:
Sao cho nhịp tim về tiêu chuẩn 70-80 phù hợp với
nhiệt khế đo đầu ngón tay út nằm trong tiêu chuẩn 36-37 độ, và pH nằm
trong tiêu chuẩn 7-8.
Nếu đường huyết cao từ 200-500mg/dl mà nhiệt độ
chỉ thấp low bàn tay chân lạnh, pH dưới 7 là đường trong các tế bào
mô cơ bí rút ra để bảo vệ tim tuần hoàn máu, nên tế bào mất đường
làm teo cơ, loãng xương, môn Y Học Bổ Sung gọi là đường âm, nên tế bào
cơ thể đang thiếu đường dương là đường cát vàng tiếp tế từ bên ngoài
vào cơ thể, phải uống thêm đường, cứ 10 thìa cà phê đường dương vào
cơ thể, sau khi tập bài khí công chyển hóa đường, thì đo đường huyết
không tăng mà lại giảm. Cứ uống thêm đường rồi tập bài Lăn Người, cho
đến khi xuất mồ hôi, đo lại đường xuống thì nhiệt kế tăng, pH tăng,
cho đến khi đường huyết lọt vào tiêu chuẩn đói 100-140mg/dL hay
6-8mmol/l, nhiệt kế đo nơi đầu ngón tay út lọt vào tiêu chuẩn, nhịp
tim lọt vào tiêu chuẩn, là chỉ số đường đó hợp với cơ thể mình, mà
không căn cứ vào tiêu chuẩn hạ đường huyết của tây y như ngày nay, vì
đường giống như cơm ăn hàng ngày, ăn xong sau 4-5 tiếng sau lại đói,
thì đường ăn xong nó cao, sau 4-5 tiống đường được chuyển hóa cùng
với cơm thành năng lượng thì đường huyết lại tụt thập về tiêu chuẩn
đói. Chỉ những người chán ăn, không biết đói, có nghĩa là cơm và
đường còn trong bao tử khêng được con người hoạt động đổ chuyển hóa
thì đường huyết dương biến thành đường huyết ăm thì đo đường huyết
lúc nào cũng cao, mà tế bào trong cơ thể vẫn bị bỏ đói không được
tiếp tế đường dương theo bữa ăn nên tế bào mợ́́i bị bệnh rối loạn
tiêu hóa là rối loạn đường huyết.
Nếu người nhiêt, thiếu máu thiếu đường, thì thay
đường bằng nước mía vừa tăng đường vừa giải nhiệt, cũng chỉnh lượng
đường, nhịp tim, nhiệt kế lọt vào tiêu chuẩn.
4-Cách áp dụng thực hành tự chữa bệnh theo Y Học
Bổ Sung :
Giai
đoạn 1:
Trước
khi ăn thấy áp huyết sai phải chỉnh ngay :
Trước khi
ăn : TT 135/68mmHg 66 TP 127/66mmHg 64 đường huyết 80mg/dL nhiệt kế chỉ
low
Đầu tiên
phải chỉnh đường huyết, uống đường cho tăng 180mg/dL, uống dần mỗi
lần 4-5 thìa cà phê đường cát vàng, cho đến khi bàn tay ấm nóng,
nhiệt kế đo trên ngọn tay út 36 độ c
Giai
đoạn 2 :
Tập bài
Lăn Người cho thức ăn cũ ói ra, đo lại áp huyết thấy áp huyết hạ
thấp và chuyển hóa thuận là trước khi ăn tay trái thấp 120, tay phải
cao 130mmHg, mới cho ăn. Nếu vẫn còn cao thì nên bỏ bữa ăn, hay ăn nhẹ
chỉ ăn nhiều rau , để làm tiêu thức ăn cũ.
Giại
đoạn 3 :
Cho ăn
thức ăn bổ máu, như ăn phở chay hay mặn, ăn không được thì xay phở ra
nước để uống, ăn không được nữa thì pha 1-2 ly sữa đặc Ông Thọ với
nước sôi, bỏ vào trong máy sinh tố xay chung với 1-2 trái bơ, thành
thuốc bổ máu vì trại bơ có nhiều protein, chất béo tốt HDL và đường
trong sữa làm tăng lượng máu, ăn canh cà chua trứng bổ máu.
Sau khi ăn
xong đo áp huyết 2 tay và đường, còn thiếu máu thiếu đường thì uống
thêm đường lên 180mg/dL, đợi 30 phút thì tập khi công 3 bài chuyển hóa
thức ăn và đường và làm hạ áp huyết hay làm tăng áp huyết tùy theo
số đo áp huyết.
Giai
đoạn 4 :
Sau khi
tập, đo lại áp huyết, đường huyết, nếu thiếu thì uống đường lên
130mg/dL thì nghỉ, áp huyết còn cao hay còn thấp thì uống thêm đường
tập tiếp, rồi đo lại áp huyết 2 tay, đo đường, nhiệt kế, pH, khi hồng
cầu tăng lên 9, lọt vào tiêu chuẩn thì bệnh mau khỏi, khi khỏi thì
không cần uống thuốc, vì thức ăn và đường mới là thuốc chữa bệnh
vừa làm tăng cân, vừa cho năng lượng sức khỏe chứ không phải là thuốc
,
5-Bài tập cách khám bệnh bao tử hư chứng bằng
máy đo áp huyết, đo đường, nhiệt kế, pH, hồng cầu, cholesterol toàn
phần..
Như thí
dụ trên chỉ có bao tử bị bệnh, không ảnh hưởng đến các tạng phủ
khác, nếu có ảnh hưởng đến các tạng phủ khác chúng ta phải vẽ
bảng vòng tròn ngũ hành.
Bài mẩu 1 : Chứng vị âm hư : (245)
Tỳ có thấp
nhiệt làm tổn thương âm chất do vị hỏa thịnh làm vị âm bất túc gọi là vị âm hư
khiến môi miệng khô ráo, ăn không biết ngon hoặc đói bụng mà không muốn ăn, oẹ
khan và nấc, đại tiện táo, tiểu sẻn, có sốt nhẹ, giữa lưỡi đỏ khô, rêu ít, do bệnh
nhiễm trùng, sốt làm tổn thương tân dịch sinh ra vị khí yếu, thường gặp ở bệnh
viêm phổi, viêm dạ dầy mạn tính, rối loạn tiêu hoá, bệnh tiểu đường.
Nhưng nếu thầy giỏi, học kỹ bài phân tích này
thì không cần dựa theo sách, mà chỉ cần nghe bệnh nhân khai bệnh,
mình thắc mắc nghi ngờ thì hỏi bệnh như trong phần tứ chẩn ở trên,
và tự đo áp huyết 2 tay, đo đường, nhiệt kế, trước khi ăn và sau khi
ăn 30 phút phải đo lại để chẩn đoán bệnh và chữa bệnh theo 4 giai
đoạn trên.
Phân
tích :
Tỳ có thấp
nhiệt...tỳ là âm
huyết, thấp là khí đọng lại không thay đổi để chuyển hóa đường,
nhiệt là nhịp tim cao và đường huyết cao trên 250mg/dl làm bao tử nóng
.
Vị âm
bất túc hay vị ăm hư...là
cơ sở bao tử hư, có tổn thương bao tử.
Ví hỏa
thịnh, môi miệng khô ráo, giữa lưỡi đỏ khô, nhiễm trùng, đại tiện
táo, tiểu ít một ...
là nhịp tim cao gây sốt khoảmg 110-120
Vị khi
́ yếu...là tâm
thu thấp hơn tiêu chuẩn
Bao tử là
thổ bệnh, là mẹ bệnh, viêm bao tử mạn tính làm rối loạn tiêu hóa do
thiếu khí, thì con là phổi bị viêm phổi là hậu quả, không cần chữa
phổi, vì đông y chữa theo ngũ hành, con hư bổ mẹ, nên chữa khỏi bệnh
bao tử thì bệnh phổi sẽ tự khỏi là chữa vào gốc bệnh.
Những chi
tiết bệnh trên đây sẽ có áp
huyết 2 tay và đường huyết như thế nào thì thầy KCYĐ
không cần phải đoán mò mà đo áp huyết thực tế cho bệnh nhân ngay tại
chỗ ở 1 trong 2 thời điểm trước khi ăn hay sau khi ăn, để hướng dẫn
bệnh nhân uống đường và tập sao cho áp huyết 2 tay chuyển hóa thuận,
đường lọt vào tiêu chuẩn đói, nhiệt kế và nhịp tim đúng tiêu chuẩn.
Các bài tập mà bệnh nhân tập có kết qủa thì
chính là thuốc chữa bệnh, dặn bệnh nhân phải biết cách đo áp huyết
2 tay đo đường trước và sau khi ăn, biết cách chỉnh đường, chỉnh thức
ăn và sau đó là phải tập chuyển hóa đường và thức ăn thành năng
lượng và làm cho áp huyết lọt vào tiêu chuẩn tuổi thì các bệnh đều
khỏi
Bài mẫu 2 : Chứng vị khí hư : (246)
Chức năng
thu nạp và chuyển hoá kém, ăn vào đầy bụng, muốn ăn nhưng nuốt không vào làm mất
sức, đại tiện lỏng, môi trắng nhạt, sắc lưỡi nhạt.
Phân tích :
Là tâm thu thấp, thiếu đường làm vị khí chuyển
hóa nghích ăn không tiêu, không hấp thụ chất bổ máu làm mất sức,
thiếu máu
Áp huyết trước khi ăn, thí dụ TT 105/79mmHg 65, TP
100/70mmHg 67, đường huyết 5.0mmol/l, nhiệt kế low, hồng cầu 5.2,
Cholesterol toàn phần 220mg/dL
Sau khi ăn, thí dụ 100/65mmHg 66, TP 102/67mmHg 67,
đường huyết 6mmol/l, nhiệt kế low, hồng cầu 5.1, CHO toàn phần
250mg/dL.
Bài mẫu 3 : Chứng Vị khí không giáng (247)
Vị khí
giáng là thuận, nhưng vị do ăn uống làm tổn thương có nhiều hoả khí hoặc có nhiều
đờm thấp ngăn trở
không giáng được có khi thượng nghịch lên tâm, có dấu hiệu chán ăn, vị đầy trướng,
ợ hơi, nấc nghẹn, ói.
Phân tích :
Vị khí không giáng, thượng nghịch lên tâm....là
áp huyết chuyển hóa nghịch.
Vị đầy trướng, ợ hơi, nấc nghẹn, ói....là
tâm thu tay trái cao trước và sau khi ăn là trào ngược thực quản
Có nhiều đờm thấp, chán ăn, ....là
thiếu đường, thức ăn trong môi trường bao tử lạnh, không đủ nhiệt cho
bao tử co bóp chuyển hóa thành máu mà thành đàm, và chuyển hóa
nghịch lên họng thì có đàm trong cổ họng
Nếu có bệnh nhân khai bệnh như trên, phải đo áp
huyết thực tế tại chỗ để điều chỉnh cho áp huyết, đường, nhiệt kế
lọt vào tiêu chuẩn tuổi
6-Xem bài giải mẫu cho một bệnh nhân :
Kính thầy,
Áp huyết
con lúc trưa. Trước ăn 30 ‘
Tay trái:
127/73/69, Tay phải: 124/82/68, Đường: 5.2 mmol/L
Sau ăn 30’
Tay trái:
136/79/65, Tay phải: 147/83/67, Đường: 9.2 mmol/L
Con đang bị
ợ hơi. Men gan con bị cao phải không thầy?
Xin thầy hướng
dẫn giúp con.
Xin cám ơn
thầy.
Bài giải :
Bao tử chuyển hóa thuận, AH tay trái trước ăn 127,
sau ăn 138, nhưng nhịp tim 69 là thấp không đúng tiêu chuẩn 70-75 nên bao
tử lạnh, đó là lý thuyết, nhưng thực tế đo đường còn thấp 5.2mmol/l
trong khi tiêu chuẩn khi đói từ 6-8mmol/l, sau khi ăn nhịp tim lại thấp
còn 65 thì thức ăn lạnh làm bao tử lạnh không đủ nhiệt lượng làm
chín thức ăn, còn đường cao là do thức ăn cũ còn trong bao tử bị
thức ăn mới tống xuống ruột non vào máu làm đường tăng 9.2mmol/l, còn
thức ăn mới không có đường nên sau khi ăn nhịp tim bao tử hạ thấp từ
69 còn 65, thì thức ăn này không đủ đường chuyển hóa sẽ bị lên men.
Áp huyết
bên gan chuyển hóa nghịch, là tới giờ ăn mà không biết đói vì gan
không làm việc, tâm thu tuy cao 136mmHg, nhưng sau khi ăn gan mới làm việc
lại cao 147mmHg, là gan bệnh cả chức năng cả cơ sở là gan to nhiễm
mỡ.
Nhịp tim
bên gan trước ăn 68 sau ăn lại tụt xuống 67 là gan lạnh là gan nhiễm
mỡ, gan khí cao 147, tâm trương 83 cao hơn tiêu chuẩn, nên gan bị to,
nguyên nhân không chịu tập ở giai đoán 1 trước khi ăn thấy sai là phải
sửa chữa ngay, do thiếu đường thì phải uống đủ đường lên 10mmol/l rồi
tập bài Lăn Người và bài làm hạ áp huyết cho xuất mồ hôi, cho lọt
vào tiêu chuẩn đ̣ói 120mmHg cho bao tử và 130mmHg cho gan.
Khi điều
chỉnh cho áp huyết xuống tiêu chuẩn đói xong, mới được ăn, nếu điểu
chỉnh áp huyết không trở về tiêu chuẩn đói, thì thức ăn cũ vẫn còn
trong bao tử càng ăn thêm càng bệnh thì chỉ pha 2 thìa canh sữa đặc
Ông Thọ với 1 ly nước sôi bỏ vào máy xay sinh tố xay chung với 1-2
trái bơ là loại thức ăn nhẹ nhưng vừa bổ máu, bổ đường, tiêu hóa
tốt tăng mỡ tốt giảm mỡ xấu.
Sau khi
uống sữa trái bơ cũng phải đo lại áp huyết, đường, nhiệt kế, pH,
chưa lọt vào tiêu chuẩn thì phải tập bài chuyển hóa thức ăn và
đường là 2 bài Lăn Người và Kéo Ép Gối.
Nếu pH là
acid thì men gan còn cao, thì phải thử thêm cholesterol toàn phần, dưới
200mg/dL là tốt, cao hơn là xấu, nếu thấp hơn 150mg/dl sẽ bị bệnh mất
trí nhớ và da không đủ mỡ da mất bóng láng và trở thành da khô, nhăn
nheo..
7-Tự làm bài tập ở nhà dành cho các thầy học
cách chữa bệnh theo pp Y Học Bổ Sung.:
Chứng
vị hàn : (248)
Là vị dương
hư ,trong vị có hàn khí làm ói mửa
nước dãi lạnh trong, miệng nhạt, ưa uống nước nóng, tay chân lạnh, vùng trung
quản đau kịch liệt ưa xoa nắn, ưa thích chườm nóng, do ăn uống thức ăn có chất
hàn lạnh gây ra, mỗi khi ăn thức ăn sống lạnh càng đau nhiều, lưỡi trơn rêu trắng.
8-Bài
tập chuẩn bị cho lần sau : Những bệnh bao tử thực chứng gây ung thư :
Chứng vị
nhiệt : (249)
Do ngoại cảm
làm nóng sốt, do vị dương mạnh hoặc do ăn uống nhiều chất táo nhiệt như cay, ngọt,
béo nhiều khiến khát nước, ưa uống nước lạnh, miệng lở, trồi răng, chân răng
sưng, sưng nướu răng chảy máu, hôi miệng, xót dạ, thành bao tử đau rát, mau
đói ngực bụng sợ nóng, đại tiện khô, phân ra từng cục, lưỡi đỏ rêu vàng khô, ít
nước miếng.
Chứng vị
thực nhiệt : (250)
Bao tử thực
nhiệt tích uất lâu ngày ở ruột già làm phân khô kết trong ruột nổi cục đau khiến
bí đại tiện, rêu lưỡi vàng dầy khô.
Chứng vị
nhiệt ách nghịch : (251)
Giống như nấc
cục nhưng phát ra tiếng nhỏ, gặp nóng ít nấc, gặp lạnh nấc nhiều hơn, kém ăn, đại
tiện lỏng, tiểu trong nhiều, chân tay không ấm, rêu lưỡi trắng trơn.
Chứng vị
nhiệt sát cốc : (252)
Chứng háu
đói ăn mau tiêu, vị nhiệt khiến chức năng chuyển hoá thức ăn nhanh nhừ nhuyễn
tiêu hoá nhanh, trong bao tử lại trống rỗng thành mau đói.
Chứng vị
tiêu : (253)
Do vị có
nhiều hỏa ăn mau đói, dễ tiêu nhưng làm hết chất tinh vi của thủy cốc, thương tổn
tinh huyết nên vẫn gầy, đại tiện táo kết, tiểu vàng, ít, rêu lưỡi vàng khô.
Chứng vị
nhiệt úng thịnh : (254)
Vị bị nhiệt
nghiêm trọng sinh phiền khát, thích uống nhiều nước lạnh, miệng lở hôi, sưng
chân răng, nóng rát trung quản, tiểu sẻn đại tiện bí, nếu do ngoại cảm sẽ sốt
hôn mê nói nhảm, cuồng táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy.
Chứng vị
thống : (255)
Là chứng
tâm hạ thống, đau vùng vị quản, do ăn uống không điều độ kéo dài, hoặc do thần
kinh bị kích thích, làm can vị bất hòa, vị khí uất trệ, từ khí trệ sang huyết ứ
trệ, trên lâm sàng chia hai nguyên nhân khác nhau có dấu hiệu lâm sàng khác
nhau :
Do can vị bất
hòa :
Có dấu hiệu
vị quản trướng đầy đau lan đến sườn làm tâm phiền muộn dễ nổi cáu, ứa nước
chua, miệng đắng do hỏa uất, nếu ứ huyết đại tiện ra phân đen.
Do tỳ vị hư
hàn :
Vị quản đau
âm ỉ, ưa xoa bóp, nôn ra nước trong, chân lạnh, phân ra không thành khuôn.
Chứng vị
thực : (256)
Do bội thực,
do ăn uống không điều độ, trường vị ứ đọng thức ăn, tích nhiệt tổn thương âm
làm vị khí ứ trệ, bụng trướng đầy đau, ăn không tiêu, ợ chua, ợ hơi, thở hôi
mùi thức ăn, không muốn ăn, bón hoặc tiêu chảy nhiều lần mỗi lần ra ít một có
mùi hôi gắt, người nóng không có mồ hôi, khô môi miệng, đau đầu trước trán,
sưng đau thấp khớp, ung thư vú, lưỡi khô rêu vàng.
Chứng vị
trung táo thực : (257)
Phân kết
thành cục trong ruột vì trong vị có nhiều táo khí thực nhiệt.