Video bài giảng : https://youtu.be/eAz-BIoS7xs
Cơ thể giống như một bộ máy chuyển động, gồm nhiều cơ quan chuyển động có những nhiệm vụ khác nhau, để co bóp thức ăn thành máu, thành khí, và nhờ khí chuyển động đưa máu đi toàn thân nuôi tế bào... mỗi cơ quan co bóp chuyển động tự động hay chủ động như cử động tay chân, thay đổi vị thế đi đứng nằm ngồi thì khí huyết trong cơ thể đều thay đồi, đông y gọi là sự khí hóa.
Sự chuyển động khí huyết mạnh yếu, nhanh chậm đều có biên độ khác nhau và có sự chênh lệch cao thấp khác nhau tạo ra năng lượng, nhiệt lượng và điện từ trường khác nhau. Chúng ta hiểu được nguyên tắc này để áp dụng trong chữa bệnh đúng sẽ có hiệu qủa không cần dùng thuốc, vì thức ăn chính là thuốc chữa bệnh khi thức ăn được chuyển hóa bằng pp cơ nhiệt học.
Riêng về bệnh tiểu đường, khi chụ́ng ta bị rối loạn đường huyết chính do nguyên nhân cơ chế chuyền động mạnh hay yếu làm tăng hay giảm chức năng tụy tạng và chức năng co bóp của bao tử, tây y gọi bệnh tiểu đường do cơ chế nội tiết và tiêu hóa. Do đó chúng ta để ý đến các vị thế của bao tử và tụy tạng ở các vị thế khác nhau như hình dưới đây, sẽ có kết qủa số đo đường huyết khác nhau như kinh nghiệm chữa bệnh của môn Khí Công Y Đạo trong các trường hợp mà chúng ta thường gặp phải gây ra rối loạn đường huyết mà chúng ta không biết nguyên nhân tại sao.
II-Chữa bệnh tiểu đường bằng cơ nhiệt học qua các tư thế nằm không dùng thuốc :
1-Đường-huyết ở vị thế bao tử khi đi, đứng, ngồi :
Trường hợp 1 : Trước khi ăn đo đường huyết trong tiêu chuẩn 100-140mg/dl.
a-Sau khi ăn, nếu trong thức ăn có canh chua, có khổ qua, rau cải xoong, khoai mài, dưa chua, các loại thức ăn làm hạ đường.... thì đo đường huyết sau khi ăn không tăng lên đúng tiêu chuẩn no từ 140-180mg/dl, có khi đường huyết lại xuống thấp, thí dụ như thấp dưới 130mg/dl. Nhưng sau 2-3 tiếng thay vì đường huyết phải xuống thấp thì ngược lại đường huyết tăng cao hơn 150mg/dl.
b-Ngược lại trong thức ăn có chất đường hay uống thêm đường cát vàng, đo đường huyết cao hơn khi đói nhưng còn nằm trong tiêu chuẩn no thí dụ 180mg/dl thì không bị tiểu đường.
Tuy nhiên chúng ta không để ý trường hợp a, tại sao sau 2-3 tiếng đường huyết 130mg/dl lại tăng lên 150mh/dl, mà trường hợp b, đường huyết từ 180mg/dl lại xuống thấp chỉ còn 130mg/dl.
Giải thích bằng cơ học :
Bao tử có hình chữ J, bờ cong dưới đáy bao tử gọi là hang vị, có vị trí thấp hơn môn vị dưới của bao tử thông với ruột non, trong 2-3 tiếng, thức ăn lắng đọng nước thức ăn có chứa đường nằm trong hang vị, khi ở vị thế ngồi hay đứng thì dung dịch lỏng của thức ăn nơi hang vị không thoát xuống ruột để vào máu nên đo đường huyết trong máu không tăng, nhưng khi cử động đi lại, bao tử và ruột co bóp, đường trong hang vị thoát xuống ruột non vào máu nên đường huyết tăng.
Trường hợp 2 : Thế đứng mà tập thể dục.
a-Nếu tập thể dục nhẹ nhàng ở thế đứng, ngồi như tập Yoga hay cúi ngửa làm thay đổi vị thế của hang vị cho dịch thức ăn tích tụ trong hang vị thoát xuống ruột non, thì đường huyết có tăng cao, nhưng nhờ tập thể dục cũng làm chuyển động khí huyết một cách chủ động dẫn máu và đường trong máu tiêu hao khi theo máu đi nuôi các tế bào, và nuôi các cơ bắp, biến đường thành năng lượng là sức khỏe, đông y gọi là khí dinh dưỡng và khí bảo vệ. Do đó khi đo đường huyết sẽ xuống thấp.
b-Nếu chủ động tập luyện nặng nhọc bằng cơ bắp thì cơ thể mất nhiều năng lượng thì dù đường cao hơn 200mg/dl cũng sẽ tiêu hao mất, sau khi tập xuắt mồ hôi thì đường huyết sẽ xuống thấp lọt vào tiêu chuẩn đói từ 100-140mg/dl. Nếu tập quá sức cỏ thể ngất xỉu khi đường huyết tụt thấp dưới 90mg/dl, đường huyết thấp gây đột qụy hôn mê tử vong khi mức đường huyết tụt thấp dưới 60mg/dl
Do đó những người hay tập thể dục mỗi ngày cần phải có dư lượng đường huyết cao 180mg/dl thì sau khi tập thể dục thể thao thấy khỏe, không bao giờ bị bệnh tiểu đường. ngược lại ham tập thể dục mà cơ thể thiếu đường cho cơ tim bơm máu tuàn hoàn thì đường trong cơ bắp mất đi làm mỏi mệt và cơ bắp teo nhão.
2-Đường huyết ở vị thế nằm ngửa :
Trường hợp 1 : Sau khi ăn đi nằm ngay làm tăng đường huyết.
Khi ăn no đi nằm ngay vị thế của bao tử nằm ngang, thức ăn dồn xuống dưới bờ cong ngoài, dịch thức ăn tích tụ đường nằm ngang với hang vị, chỉ những dưỡng trấp của thức ăn ở phần trên mới chảy xuống ruột, phân còn lạ̣i ở dưới thấp không tiêu xuống ruột, nên bụng vẫn đầy thức ăn, cho nên nếu ăn thức ăn không tiêu, đều chướng bụng có dấu hiệu mệt và buồn ngủ sau khi ăn vì do thiếu đường chuyển hóa thức ăn thì không thể nằm ngửa được sẽ bị khó thở và có dấu hiệu ho lên cơn sốt ngay, nhưng khi nằm nghiêng sang bên phải thì không bị ho và sốt. Tuy nhiên đến bữa ăn sau bao tử không thể chứa thêm thức ăn được sẽ ói ra, gây ra bệnh ăn không tiêu chán ăn hay trào ngược thực quản.
Nhưng khi ngồi dậy hay đứng dậy, dịch thức ăn chứa đường theo xuống ruột vào máu, nên thử đường huyết rất cao trên 200mg/dl, tây y gọi là bệnh rối loạn đường huyết.
Cho nên sau khi ăn, mà có thói quen đi nằm ngay thì đáy bao tử chứa đọng nước đường nhiều hơn không thoát ra ngoài được vừa làm rối loạn đường huyết, vừa tích tụ lâu ngày nơi hang vị sẽ lên men có nhiều acid trong bao tử gây ra bệnh nhẹ là đau hang vị, nặng hơn là loét bao tử, nặng hơn nữa là ung thư bao tử.
Trường hợp 2 : Sau khi ăn, đi nằm tập thở bụng làm hạ đường huyết .
Khi nằm ngửa tập thở bụng theo dõi hơi thở phồng-xẹp, chú ý khi hơi thở ra xẹp cho bụng hóp vào là đang ép bao tử co bóp nhồi thức ăn mau thành dưỡng trấp, và dưỡng trấp theo hơi thở bụng xẹp bị đẩy xuống ruột theo máu dẫn đường đi theo tuần hoàn máu nuôi cơ bắp và các tế bào toàn thân. Cách nằm ngửa thở phồng-xẹp là cách kích thích bao tử co bóp tiêu hóa hết thức ăn cho trống rỗng bao tử thì không bị bệnh bao tử, không bị bệnh tiểu đường, khí công gọi là thở bụng, cơ thể thu được nhiều oxy hơn là thở bằng ngực.
Trường hợp 3 : Nằm ngửa bị khó thở do tràn dịch màng phổi,
Chỉ xẩy ra đối với người lớn tuổi, nếu trong thức ăn thường xuyên hay ăn đồ mát và thiếu đường sẽ có dấu hiệu khó thở thấy được kết qủa sau khi ăn đo nhịp tim tay trái bên bao tử thấp dưới 60, đường thấp dưới 100mg/dl, có dấu hiệu báo trước là nóng ngực và suyễn thở gấp, và không ngủ ở thế nằm được mà phải ngủ ngồi, là có dấu hiệu tràn dịch màng phổi, tây y phải hút nước trong phổi ra.
Nguyên nhân tràn dịch màng phổi nếu biết nguyên nhân hay cơ chế tràn dịch màng phổi theo cơ nhiệt học thì chữa bệnh tràn dịch màng phổi không khó.
Cơ chế tràn dịch màng phổi hay phổi có nước :
Phổi có nước do tim và phổi nóng làm nóng ngực, còn bao tử lạnh ăn không tiêu do thiếu đường, thì sẽ xẩy ra hiện tượng tràn dịch màng phổi, có dấu hiệu không nằm xuống được phải ngủ ngồi, vì nằm nước trong phổi làm ngộp thở.
Giống như 1 ly nước đà lạnh, khoảng 4 độ C ví như bao tử, ngoài ly đọng nước do nhiệt độ bên ngoái ly bình thường 37 độ C, do chênh lệch độ, trong lạnh ngoài nóng, thì bên ngoài môi trường nóng bị đọng nước, đó là cơ chế tràn dịch màng phổi.
Muốn ngoài ly nước không bị đọng hơi nước thì cả trong ly ngoài ly đều nóng cùng nhiệt độ, hay bỏ ly nước vào tủ lạnh cả trong ly và ngoài ly đều lạnh thì ngoài ly không bị đọng hơi nước.
Như vậy chúng ta biết cơ chế tràn dịch màng phổi là tim phổi nóng, mà bao tử lạnh do thiếu đường thì ăn không tiêu, nên cách chữa là phải làm tăng nhiệt cho bao tử nóng ấm tăng độ nóng lên, và làm lạnh phổi cho mát để hạ nhiệt độ phổi xuống.
Cách chữa :
Ngày xưa người ta hơ nóng cục gạch, rồi lấy vải cuốn lại để lên giữa bụng làm ấm nóng bao tử và bụng Ngày nay dùng gối sưởi điện hay hơ nóng bụng làm ấm nóng bao tử, còn phổi nóng thì đắp khăn ướt lên ngực, và miệng hát A Lê Lui A, hay niệm A Di Đà Phật, hay hát one, two, three, four five...cho khí nóng trong phổi ra hết,, Khi phổi mát, bao tử nóng thì nước trong phổi lại chạy xuống vùng nóng ở bụng thì khỏi, mà không cần rút nước phổi. Nằm để phần đầu cao độ dốc 30 độ̣, cho nước trong phổi dễ chảy xuống bụng và dễ thở. Cứ chườm nóng bụng liên tục cho đến khi nào dễ thở, khi nằm xuống không bị ngộp thở là khỏi bệnh, ban đêm cũng chườm và nằm ngủ dốc người nghiêng 30 độ.
Phổi ít nước sẽ thấy có kết quả ngay, còn nhiều nước cứ chườm 2-3 ngày sẽ khỏi.
Rút nước theo tây y là chữa ngọn, chứ không chữa vào nguyên nhân bằng nhiệt học như trên là do bao tử lạnh nguyên nhân thiếu đường chuyển hóa thức ăn, tim phải đập mạnh cho tăng nhiệt giúp bao tử chuyển hóa thức ăn mà không được, lại làm cho phổi bị nóng tụ hơi nước trong phổi. Và cách rút nước theo tây y, lần thứ nhất rút ra được 2 lít nước trắng, vài tuần sau phải rút lần thứ hai ra 2 ĺit nước mầu vàng, vài tuần sau nữa rút ra 2 lít nước có lẫn máu, mầu hồng, cuối cùng thì phổi vẫn có nước ngộp thở, không ăn uống, không thở được, không ngủ được thì bệnh nhân sẽ chết. Đó là hậu qủa của cách chữa ngọn bệnh, mà không chữa gốc bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh tràn ḍich màng phổi.
Để ngừa bệnh tái phát, cần phải uống nước đường với gừng giữ ấm bao tử, không để thiếu đường bụng lạnh sẽ ăn không tiêu và phài tập bài này cho tim phổi không bao giờ bị nóng
3-Đường huyết giảm khi nằm ngủ lăn trở mình sang 2 bên bình thường.
Trường hợp 1 : Có lợi khi đường huyết cao :
a-Tối đi ngủ đo đường huyết cao, thí dụ 150mg/dl hay 8.3mmol/l, sáng ngủ dậy đo đường huyết xuống thấp 110mg/dl hay 6.1mmol/l
b-Có người tối đi ngủ đo đường huyết cao 170mg/dl hay 9.44mmol/l, sáng ngủ dậy đo đường huyết xuống thấp còn 110mg/dl hay 6.1mmol/l.
Như vậy trung bình sau 1 đêm ngủ đường huyết xuống được 40-60mg/dl hay 2.2-3.3mmol/l
Trường hợp 2 : Có hại chết người khi đường-huyết thấp trước khi đi ngủ :
Có hại cho những ai để đường huyết thấp trước khi đi ngủ có đường huyết dưới 110mg/dl, thì đến nửa đêm đường xuống 60mg/dl sẽ bị hôn mê đột tử, và những người không đo đường mà có thói quen tối trước khi đi ngủ phải uống thuốc hạ đường vì sợ đường huyết cao, nên thường chết trong giấc ngủ sâu, não và tim thiếu đường nên ngưng đập, nên có nhiều thân nhân nói ba má tôi không có bệnh gì, thường ngày chỉ bị bệnh yếu sức chóng mặt, đó là dấu hiệu đường huyết tụt thấp.
Có nhiều người đã chết trong giấc ngủ hôn mê sâu khi có đường huyết thấp như tối trước khi đi ngủ đo đường huyết 100mg/dl hay 6mmol/l, lúc chết nửa đêm là do đường huyết đã xuống còn 50-60mg/dl, dấu hiệu báo trước khi chết là tiếng la trong lúc mê ngủ kêu cầu cứu ớ..ớ..ớ.. mà không có ai đánh thức cho tỉnh để uống thêm đường cho đường huyết tăng lên.
4-Có hại khi nằm ngủ nghiêng về bên trái :
Trường hợp 1 : Bệnh bao tử thòng làm tăng áp huyết.
Là bệnh mãn tính thường xẩy ra đối với người già bị bệnh cao áp huyết đang dùng thuốc trị áp huyết.
Tây y không biết nguyên nhân bệnh bao tử thòng, các bác sĩ bên Pháp chữa bao tử thòng bằng cách đeo dụng cụ thắt nâng bụng.
Dấu hiệu bao tử thòng là khi nằm thì áp huyết thấp, thí dụ tâm thu 130-140mmHg, khi ngồi thì áp huyết tâm thu cao 170-180mgHg. Nghe nhịp tim đập mạnh phía dưới hoành cách mô, chứ không nghe rõ tiếng tim đập ở ngực.
Nguyên nhân thuộc bệnh mãn tính, ăn xong đi nằm ngay và có thói quen nằm nghiêng bên trái, sức nặng của bao tử có chứa thức ăn do không đủ đường chuyển hóa, bao tử đè nặng sát sườn trái kéo giãn thực quản và giãn cơ dây chằng của bao tử.
Cách nay 40 năm ở VN, tôi đã gặp trường hợp này khi bệnh nhân nằm bấm huyết cho hạ áp huyết từ 180mmHg xuống 140mmHg, nhưng khi bệnh nhân đứng dậy thì bị choáng mệt tim, ông cụ la lên : Không được, phải làm tăng áp huyết trở lại mau không tôi mệt khó thở lắm, vì khi áp huyết lúc nằm xuống thấp thì lúc đứng ngồi áp huyết còn thấp hơn nữa, như vậy chữa theo áp huyết là sai, mà phải hơ huyệt Trung Quản và Hợp Cốc thì bao tử rút lên, đo áp huyết khi nằm hay ngồi đêu nằm trong tiêu chuẩn.
Trường hợp 2 :Đau thần kinh gian sườn trái sáng thức dậy không ngồi dậy được
Có nam bệnh nhân bên Mỹ hỏi tôi nguyên nhân và cách chữa bệnh đau tê cứng thần kinh gian sườn trái mà đi bác sĩ không tìm ra bệnh.
Bệnh nhân khai bệnh không biết bệnh gì, tối đi nằm ngủ thì không sao, nhưng sáng ngủ dậy sợ lắm, tự nhiên gian sườn trái tê cứng đau không ngồi dậy được, đã bị cả mấy tháng rồi, đã đi khám chụp hình không tìm ra bệnh.
Tôi nói bệnh này do lỗi của mình làm sao tây y tìm ra nguyên nhân bệnh được.
Bệnh này khỏi chữa gì cả chỉ thay đổi thói quen, nguyên nhân do ăn tối khuya rồi đi ngủ, không vận động cho tiêu thức ăn mà đi ngủ ngay và có thói quen nằm nghiêng bên trái, bao tử bị co gập lại thành khối nặng, nó không co bóp được lại đè ép vào sát sườn trái, giống như khi mình ngủ gối đâu lên bàn tay, thì sáng ngủ dậy bàn tay tê cứng có cảm giác bàn tay sưng to do máu không lưu thông, phải một lúc lâu bàn tay mềm lại sẽ hết tê, giống như thế, các mô sườn bị đè ép máu không lưu thông do bao tử ăn no đè nặng lên nó, khi tỉnh dậy cũng phải có thời gian cho máu lưu thông thì hết đau, khi hết đau mới đi bệnh viện khám làm sao tìm ra nguyên nhân, chỉ khám thấy đường huyết cao phải uống thuốc tiểu đường, vì lúc đó dịch thức ăn trong hang vị chảy xuống ruột vào máu nên đo đường huyết cao trước khi ăn sáng.
Cách tự chữa khỏi bệnh, Không được ăn qúa khuya và đi nằm ngủ ngay, không được nằm nghiêng bên trái mà phải nằm nghiêng bên phải cho bao tử không chạm vào sườn nó sẽ co bóp chuyển hóa thức ăn dễ dàng, và vị trí hang vị nằm ngang môn vị chảy dưỡng trấp vào ruột non đưa đường theo máu đi nuôi tế bào, thì sáng đo đường huyết sẽ thấp.
Kết qủa : Bệnh nhân thừa nhận do công việc làm phải ăn khuya rồi đi ngủ và nằm bên trái, bệnh nhân theo lời dặn các ngày sau không còn bệnh đau tê cứng gian sườn không cần phải chữa bằng thuốc mà là chữa bằng cơ học.
Trường hợp 3 : Nằm nghiêng bên trái làm suy tim, khó ngủ, hay gặp ác mộng.
Vị trí qủa tim bên trái nơi tim bơm máu đỏ tuàn hoàn bị giảm, nhất là người thiếu đường cho cơ tim co bóp, nên tốc độ bơm máu chậm thấy được qua máy đo áp huyết nhịp tim thấp, do đó giấc ngủ trằn trọc bị bệnh mất ngủ dù có dùng thuốc ngủ cũng không có hiệu qủa ngủ ngon giấc, mà chỉ buồn ngủ do thuốc mà vẫn không ngủ được,
Nằm nghiêng bên trái củng làn loét bao tử nếu bao tử ăn không tiêu, lên men, làm tăng acid trong bao tử gây ra bệnh loét bao tử và rối loạn đường huyết trước như khi ăn đo đường huyết cao, nhất là sáng ngủ dậy, còn sau khi ăn đường huyết thấp.
Chỉ cần thay đổi nằm nghiêng sang phía phải giống như Phật nằm, thì ngủ ngon, giấc ngủ sâu và dù đường huyết đo lúc tối trước khi đi ngủ cao 170-18mg/dl không cần dùng thuốc trị tiểu đường, mà sáng ngủ dậy đo đường lại xuống thấp khoảng 110-120mg/dl, là do vị thế hang vị ngang bằng môn vị đường được xuống ruột vào máu trong lúc ngủ, các tế bào được tiếp tế đường và máu từ dưỡng trấp do sự chuyển hoá co bóp của bao tử.
5-Trường hợp nằm xấp hay thế qùy lạy úp mặt sát đất.
Vị thế nằm xấp lâu dài thì đau mỏi cổ và não thiếu oxy, thiếu máu, chỉ có lợi cho bệnh tiểu đường, vị thế hang vị úp xuống, nên hang vị không tích chứa acid và đường, không bị bệnh tiều đường, và có lợi cho phổi được nhận tối đa oxy, dẽ̃ thở không bị khó thở hay suyễn, Có lợi cho gan chữa bệnh xơ gan cổ trướng, táo bón, đau tức đầy bụng, chỉ dùng để chữa bệnh, chứ không áp dụng thường xuyên được.
Khi bụng to do nhiều khí, nhiều nước, có thể nẳm úp bụng đè lên trên gối cao và thở tự nhiên sẽ cảm thấy dễ thở hơn nằm ngửa.
Ở thế qùy lạy úp mặt sát đất có công dụng tốt làm hạ áp huyết, giúp chữa bệnh tiêu hóa, bệnh bao tử, hạ đường-huyết, chữa đường ruột táo bón hay tiêu chảy, tắc đường ruột, bệnh thuộc bàng quang, bệnh lọc thận, chữa tuyến tiền liệt, tử cung, điều kinh, thần kinh tọa, đau lưng gối, chân, cổ chân, đưa máu lên nuôi não.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét