Video bài giảng : https://youtu.be/Y6hfxPfybPI
I-Nhân duyên sinh khởi :
Do yêu cầu của người nhà của bệnh nhân gửi email hỏi cách chữa bệnh tự nhiên ngủ dậy bị tê liệt :
Thưa Thầy con có 1 người thân, 56 tuổi, vừa mổ tim xong, huyết áp thấp dao động 80-100mmHg, sáng nay lúc 6 giờ sáng kêu dậy thì không nó được, liệt tay bên phải, bác sĩ nói là não trái bị block phải làm phẫu thuật gấp. Vậy Thầy cho con hỏi :
Nguyên nhân có phải bệnh nhân thiếu đường và áp huyết thấp gây stroke phải không.?
Bệnh nhân không ăn đường, vì con không ở chung nên không biết đường huyết bao nhiêu, nhưng con biết bệnh nhân kiêng đường.
Xin Thầy cho con biết, con nên làm gì để cứu người bệnh này khi ănh ấy có cơ hội được về nhà.
Con cám ơn Thầy Đỗ Đức Ngọc
Thao Allysa Nguyen angietrinh08@yahoo.com
------------
Nhân cơ hội có nhiều email hỏi về cách chữa bệnh stroke. Tôi xin giải thích về những nguyên nhân gây ra bệnh và cách chúng ta cần biết để phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người thân trong gia đình và bạn bè.
Đôi với những bệnh nhân đã bị tai biến cần phải biết cách đề phòng không bị tái phát dẫn đến tử vong.
II-Những nguyên nhân gây ra bệnh đêu biết trước qua máy đo áp huyết 2 tay và đường huyết :
Trước kia danh từ Stroke gọi là tai biến đứt mạch máu não do áp huyết cao, hay đột qụy heart attack là hai bệnh khác nhau, chỉ xẩy ra với những người ăn nhiều béo phì lười tập, đông y xếp loại bệnh thực chứng là dư thừa, hay gọi đơn giản là cao máu, cao mỡ, cao đường, chứ không xẩy ra với những người năng hoạt động và không bị áp huyết cao, nên số bệnh nhân này chiếm tỷ lệ rất thấp.
Ngành Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo dùng máy đo áp huyết và máy đo đường có thể biết trước ai sẽ bị 1 trong 2 trường hợp :
1-Tai biến mạch máu não bị tê liệt cứng, stroke, gọi là bệnh cao máu, khi có áp huyết tâm thu systolic cao từ 180-220mmHg, ai cao đến 240mmHg trở lên thì chết ngay không kể
2-Đột qụy bị tê liệt, heart attack, gọi là bệnh cao mỡ lipd máu làm tăng cholesterol xấu, cao đường do đường dư thừa biến thành mỡ bao tim, gan nhiễm mỡ, khi có áp huyết tâm trương diastolic cao từ 100-120mmHg, ai cao đến 140mmHg thì đã chết do vỡ tim.
III-Nguyên nhân biến chứng sau đột qụy theo tây y :
Chính vì 2 nguyên nhân này gây ra hậu qủa nhiều bệnh mà các nghiên cứu khoa học trên thế giới thống kê như dưới đây :
A-Theo tác giả Langhorne P và cộng sự theo dõi 311 bệnh nhân tai biến đột qụy.
1-Đột qụy tái phát do thiếu máu não cục bộ (9%)
2-Biến chứng co giật (3%)
3-Nhiễm trùng đường tiểu (24%)
4-Viêm phổi (22%)
5-Yếu liệt không tự đi lại được (25%)
6-Liệt hoàn toàn (5%)
7-Lở loét do nằm 1 chỗ (21%)
8-Thuyên tắc tĩnh mạch sâu (2%)
9-Thuyên tắc phổi (1%)
10-Đau nhức thần kinh (34%)
11-Trầm cảm (16%)
12-Lo âu (14%)
13-Rối loạn cảm xúc (12%)
14-Sa sút trí tuệ (56%)
B-Theo Indredavik B và cộng sự theo dõi 489 bệnh nhân tai biến đột qụy.
Đột qụy cấp có 16 bệnh nhân biến chứng tương tự như nghiên cứu của Langhorne P nhưng biến chứng sớm hơn sau đột quỵ, và thêm biến chứng :
1-Đau nhức tổn thương thần kinh (2 đến 6 %)
2-Rối loạn chức năng sinh dục (36%)
3-Rối loạn thị giác (32 đến 55%)
C-Các biến chứng khác sau đột qụy 3 tháng :
1-Đột quỵ tái phát (19,2%),
2-Co giật (3,9%),
3-Yếu liệt (hoàn toàn 6%, không hoàn toàn 80,7%, không yếu liệt 13,3% );
4-Trầm cảm (36,9%);
5-Sa sút trí tuệ (42,4%);
6-Co cứng cơ (26,1%);
7-Rối loạn tiểu tiện (11,8%);
8-Nhiễm trùng tiểu (26,1%);
9-Viêm phổi (11,3%);
10-Tử vong (16,3%);
11-Đau khớp (28,1%);
12-Rối loạn vận ngôn (42,9%),
13-Tăng huyết áp (42,0%),
14-Đái tháo đường (69,2%),
15-Rối loạn lipid máu (44,8%),
16-Xơ vữa động mạch (36,4%),
17-Bệnh tim mạch (64,7%),
18-Bệnh mạch máu lớn (75,9%) và bệnh mạch máu nhỏ (38,8%)
IV-Cảnh báo dấu hiệu đột qụy theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo :
Hai bệnh tai biến, đột qụy loại thực chứng là cao máu, cao mỡ, do áp huyết tâm thu cao và do áp huyết tâm trương cao chúng ta cũng đã biết từ lâu, nếu may mắn thoát chết thì phải bị tê liệt thực chứng, có dấu hiệu tê liệt co cứng chân tay, cứng hàm, chân tay khó cử động ngày nay ít gặp, vì tây y đã ngăn ngừa được hai bệnh này.
Tuy nhiên ngày nay số bệnh nhân tê liệt đột qụy nhiều hơn, may mắn không chết thì bị tê liệt hư chứng, chân tay vô lực, bại xuội yếu sức không đi lại được, nhưng ít có ai biết nguyên nhân do áp huyết thấp, đường huyết thấp, nhịp tim thấp do chủ quan vẫn tiếp tục dùng thuốc hạ áp huyết, và hạ đường xuống theo tây y càng thấp càng tốt để cơ thể thiếu máu, thiếu khí, thiếu đường trở thành đột qụy bại liệt, và đối với người sợ bị bệnh áp huyết cao, bệnh tiểu đường nên ăn kiêng, như kiêng mỡ kiêng đường, để cho cơ thể thiếu máu, thiếu đường, áp huyết thấp thì thuộc bệnh hư chứng lại càng có nguy cơ tai biến đột qụ̣y nhiều hơn thực chứng, và cách chữa bệnh của tây y chỉ chú ý chữa bệnh thực chứng chứ không chú ý đến chữa bệnh hư chứng, đã bỏ sót những bệnh nhân này.
Có hai vấn đề đặt ra :
1-Một là vì lý do cần phải ngừa bệnh không tái phát, bác sĩ phó mặc cho bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc hạ áp huyết và hạ đường huyết suốt đời, dù áp huyết và đường huyết đã xuống rất thấp.
2-Có thể bác sĩ cũng đã biết nhưng ngành kinh doanh y dược không muốn mất lợi nhuận khi bệnh nhân khỏi bệnh không dùng thuốc, nên không có bác sĩ nào dám bảo bệnh nhân ngừng dùng thuốc khi áp huyết và đường huyết ổn định, sợ mất bằng, nên lấy lý do nếu ngưng thuốc thì áp huyết và đường huyết sẽ tăng vọt để hù dọa bệnh nhân, nên bệnh nhân không dám bỏ thuốc dù áp huyết thấp và đường huyết thấp mới gây ra bệnh tai biến đột qụy chết người âm thầm trong lúc ngủ ban đêm, may mắn thoát chết thì bị tê liệt bại xuội chân tay liệt, méo miệng câm ngọng...
A-Những dấu hiệu báo trước tai biến và đột qụy
Dưới đây, do hư chứng là áp huyết thấp và thiếu đường, đường huyết thấp, trước hết là 2 bệnh tại biến và đột qụy do hư chứng thiếu khí, thiếu máu như trường hợp email hỏi bệnh trên.
1-Cảnh báo trường hợp đường huyết, buổi tối giảm thấp, sáng đường huyết tăng.
Có ba nguyên nhân :
a-Trường hợp không có bệnh áp huyết và tiểu đường.
Áp huyết thấp, nhịp tim thấp, đường huyết thấp, thí dụ 100/60mmHg nhịp tim thấp 60, đường đo buổi tối trước khi đi ngủ 100mg/dl, sáng dậy đường huyết 130mg/dl.
Kết qủa áp huyết và đường huyết này tây y xem là tốt, nên chúng ta ai cũng muốn có kết qủa này, nhưng hỡi ơi, kéo dài một thời gian yếu sức, giảm cân, bỗng nhiên đột qụy, may mắn không tử vong, thì trở thành bệnh nhân bại liệt chân tay vô lực, không có sức cử động, tây y không tìm thấy nguyên nhân trước đó, chỉ thấy khi bị bại xuội, chụp não mới thấy tắc máu não, đòi mổ, tây y đã cố tình bỏ quên nguyên nhân thiếu đường nuôi thần kinh não theo ngành y nghiên cứu cho biết, cơ thể con người cần 180g đường cát vàng glucose mỗi ngày, dùng cho nhu cầu thần kinh chức năng não hoạt động là 144g, tim cần 36g, và đường căn bản cho tim hoạt động không bị suy tim khi đường căn bản lúc đói hay lúc nghỉ ngơi phải từ 100-140mg/dl.
Như vậy, một người áp huyết thấp, đường huyết thấp 100mg/dl trước khi đi ngủ, thì chính cơ tim thiếu đường để duy trì mạng sống cho chúng ta, nên chức năng thần kinh não phải điều tiết lấy đường trong xương, trong cơ bắp giúp cho tim đủ lượng đường 100-140mg/dl và đến sáng đường huyết đo vẫn còn an toàn 130mg/dl cho tim hoạt động, nhưng cơ thể mất thịt, giảm cân dần, đến khi không còn đường trong xương, thịt để rút ra nữa thì đường cho thần kinh não giảm dần, chúng ta lại có dấu hiệu báo trước là lãng trí, giảm trí nhớ, thần kinh não teo, mao mạch não teo, gây chóng mặt, rồi dần dần đau nhói đầu, lâu dần thì sáng ngủ không dậy, đã méo miệng câm ngọng bại liệt, chụp hình não thấy tắc máu não phải mổ là sai lầm, giống như ống dẫn nước khi bị áp lực nước làm phình vỡ thì cần phải cắt thay ghép đoạn ống mới, thì khi tai biến vỡ mạch máu não mới cần mổ nếu không máu trào ra làm chết não trong trường hợp tai biến áp huyết cao, khác với trường hợp này là tắc máu não do mao mạch ống dẫn máu lên não không có máu bị teo lại gây tắc nghẽn thì dù có mổ cũng vô ích, lại làm bệnh nhân mất máu thêm.
Chúng ta lưu ý trường hợp này, phải thắc mắc thiếu đường, ngày nào đo đường huyết cũng thấp, mà tại sao sáng ngủ dậy đường ở đâu mà đo đường lại lên, chính là đường dành cho hoạt động của chức năng thần kinh não bộ giảm mất dần cho đến khi não chết hay tim ngưng đập, giữa giai đoạn này xẩy ra đột qụy tai biến bại xuội mà may mắn chưa chết, do đó bệnh nhân thường bị tai biến đột qụy trong đêm, không được tây y thống kê số người bị tử vong đột qụy do hậu qủa thiếu đường, bởi bệnh nhân sợ hù dọa bệnh tiểu đường của tây y, và ngược lại tây y nói lên sự thật tây y không chấp nhận tai biến đột qụy do thiếu đường, thì mọi người sẽ biết tây y đã gạt chúng ta, sẽ không còn ai tiêu thụ thuốc tiểu đường nữa .
Cách chữa :
Phải bù lượng đường, lượng máu nhanh để phục hồi chức năng cho tim, não, bằng cách uống nhiều nước mía ̣1-1,5 lít/ngày, ăn uống nước súp bổ máu. Chúng ta để ý trong cách chữa, khi nào cơ thể thiếu đường thì nói ngọng, méo miệng, ngày nào cơ thể đủ đường thì miệng bớt méo, nói rõ hơn, do đó khi chữa méo miệng, câm ngọng do thiếu đường cần phải cho uống nhiều nước mía, trong nước mía vừa có đường, vừa có B12, vừa có protein, rồi xoa mặt cho khí huyết đường lên nuôi thần kinh mắt mặt, vuốt cổ cho gân cổ và cuống họng mềm lưỡi sẽ không bị co rút vào trong, sau đó cho ăn thức ăn bổ máu cho tăng cân, rồi tập bài Lăn Người chậm, chuyển khí máu đường lên não nuôi thần kinh não, thần kinh cột sống chạy ra tay chân cho các tế bào trong cơ thể nhận đủ khí đủ máu đủ đường, cho gân thịt chắc cứng cáp thì cử động đi lại có sức không bị té ngã, đủ đường không bị chóng mặt, ngăn ngừa được ung thư bướu não....
b-Ttrường hợp thiếu đường dưới 100mg/dl làm tăng áp huyết tâm trương 100-120mmHg, nhịp tim thấp dưới 65
Đây cũng là sai lầm của tây y cứ cho rằng đường cao sẽ dư thừa mỡ, làm xơ vữa động mạch vành gây đột qụy như bệnh thực chứng cao máu, cao mỡ, cao đường.
Trường hợp này thử đường thấp, mỡ thấp hay gọi là lipid máu thấp, nhưng không chịu suy nghĩ nhịp tim chậm là tốc độ bơm máu tuần hoàn chậm do cơ thể lạnh, máu đặc, do thiếu đường thì thân nhiệt giảm, nên ống dẫn máu đông cũng làm nghẹt động mạch vành chứ không phải xơ vữa động mạch vành, trường hợp này thấy biết trước có tình trạng nghẹt nhói tim khó thở do nhịp tim thấp, đường huyết thấp và áp huyết tâm thu bên tay phải cao, gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ do nghẽn mạch tim, trường hợp này phải cấp cứu ngay bằng cách uống 1 ly nước ấm pha 4 thìa đường, xong ho ngay 3 đợt, mỗi đợt ho 5 tiếng, phương pháp cấp cứu này gọi là tiếng ho cứu mạng, mục đích thông tim bị nghẹt và tăng khi lực tâm thu bơm máu vào tim, và nằm nghỉ đắp chăn cho ấm người, lúc đó khi đo lại áp huyết tâm trương xuống 70-90 là đã thoát khỏi tử thần.
Cách ngừa không bị tái phát, sau khi ăn xong không đủ đường huyết lên tiêu chuẩn no từ 140-180mg/dl, không tương xứng với nhịp tim 70-80, và không tương xứng với thân nhiệt đo trên lòng bàn tay trên 36 độ C, thì cơ thể vẫn thiếu đường thật, dù đo đường huyết cao vẫn là đường bị lấy mất đi trong xương, cơ bắp và não, thì hậu qủa vẫn bị đột qụy do nhịp tim thấp máu mỡ đặc làm tắc nghẹt tim nhói tim, và tắc nghẹt máu lên não.
c-Buổi tối ăn không tiêu, trước khi đi ngủ đường huyết thấp, sáng dậy đo đường huyết cao 150-220mg/dl
Trường hợp này đa số những người kiêng đường gặp phải, sau khi ăn thường buồn ngủ, ợ hơi, trào ngược thực quản, dư thừa acid trong bao tử. Nguyên nhân ăn không tiêu khi đo áp huyết buổi tối tay trái cao hơn tay phải, là do đường huyết thấp không đủ tiêu chuẩn no 140-180mg/dl để chuyển hóa thức ăn, buồn ngủ cũng do thiếu năng lượng là đường nên buồn ngủ, khi ngủ dậy đường cao nằm trong tiêu chuẩn no, chúng ta cần chú ý điểm này là thay vì trong đêm chức năng bao tử phải làm việc chuyển họa hết thức ăn trong bao tử thành chất bổ xong thì áp huyết tay trái khi sáng dậy sẽ thấp hơn tay phải, nhưng vì không đủ đường cho bao tử chuyển hóa thức ăn nên bao tử vẫn đầy, chỉ có nước thức ăn lóng nước xuống hang vị, và khi tỉnh dậy thân thể cử động nước đường chảy xuống ruột vào máu nên đo đường cao, còn thức ăn còn nguyên trong bao tử như tình trạng no nên đo áp huyết lúc sáng dậy chưa ăn áp huyét tay trái vẫn còn cao thay vì sáng chưa ăn thì áp huyết đo bàn tay trái phải thấp dưới 130mmHg, thì ngược lại đo áp huyết tay trái cao, tay phải thấp.
Để ngăn ngừa bao tử dư thừa acid do ăn không tiêu gây ra bệnh trào ngược thực quản, bướu cổ, loét hang vị, ung thư bao tử hay tăng men gan cao, ung thư gan, nguyên nhân do không đủ đường tiêu chuẩn no để giúp bao tử chuyển hóa thức ăn.
Nếu chúng ta bị trường hợp này, sáng ngủ dậy đo áp huyết tay trái cao và đường cao hơn buổi tối phải tập cho đường và thức ăn chuyển hóa để trong bao tử hết thức ăn, khi áp huyết hạ xuống tiêu chuẩn đói là áp huyết tay trái thấp, tay phải cao, thì mới được ăn, nhưng vì lười, áp huyết cao và đường cao lại cứ ăn tiếp, trở thành rối loạn chuyển hóa, rối loạn áp huyết, rối loạn đường huyết, biến chứng là tai biến mạch máu não.
Chúng ta phải biết phân biệt nguyên nhân xơ vữa động mạch vành là cao máu, cao mỡ, lipid máu cao, cao đường, khi áp huyết tâm thu cao 180-200mmHg, nếu áp huyết tâm thu dưới 160mmHg thì không bị tai biến mạch máu não nhưng áp huyết tâm trương cao 100-140mmHg là dấu hiệu đột qụy do xơ vữa động mạch vành mỡ bao tim, nếu đường huyết cao, béo phì.
Còn ngược lại áp huyết tâm thu thấp dưới 140mmHg thì không thể nào gây tai biến mạch máu não được, nhưng tâm trương 100-120mmHg, lipid máu thấp, nhịp tim thấp dưới 65, là người lạnh máu đặc, thân nhiệt thấp, là thiếu máu cơ tim cục bộ, mà đường huyết cao 200-400mg/dl là do thuốc hạ đường rút đường từ trong não, xương tủy.
Cách chữa chỉ cần uống nhiều nước mía, uống đường thật 1 ly nước ấm pha 4 thìa cà phê đường cát vàng, uống ngay sau bữa ăn, thì đường huyết giả xuống thấp, KCYD đã giải thích như toán học, đường cao mà nhiệt kế đo thấp, nhịp tim thấp người lạnh gọi là đường âm, uống đường cát vàng làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim gọi là đường dương, sau khi làm bài toán cộng âm mà cộng dương thì âm giảm, đo đường sẽ xuống, như vậy máy đo đường không phân biệt đường âm, đường dương, nên chúng ta chỉ là những con chuột bạch để tiêu thụ thuốc chữa bệnh tiểu đường khi càng uống thuốc hạ đường mà đo đường huyết càng tăng thì thuốc tiểu đường này sẽ gây ra tai biến, đột qụy và ung thư, khi mọi người ngộ ra thì đã muộn vì sự vô minh của mình.
2-Các trường hợp thông thường khác :
a-Tai biến mạch máu não do thiếu máu và đường, tây y cũng gọi là stroke, thực tế là không có đủ máu đủ đường dẫn lên nuôi thần kinh não, gây tê liệt chân tay mền nhũn vô lực, khi áp huyết tâm thu thấp dưới 100mmHg.
b-Đột qụy bị tê liệt mền do thiếu máu cơ tim, chân tay vô lực, cũng gọi là heart attack, thực tế là tim thiếu máu cục bộ, khi áp huyết tâm trương thấp dưới 60mmHg, thấp xuống 50mmHg thì tim ngưng đập đã chết.
c-Đột qụy do tụt đường huyết khi dùng thuốc hạ đường huyết thấp dưới 60mg/dl, bị chóng mặt xây xẩm và chân tự nhiên yếu sức bị ngã qụy, khi áp huyết có nhịp tim thấp 55.
d-Đột qụy do sợ bị bệnh tiểu đường nên kiêng đường, tưởng mình không bị bệnh tiểu đường nên không cần mua máy đo đường và máy đo áp huyết, để theo dõi áp huyết và đường huyết. Nạn nhân loại này lại bị hai bệnh tai biến và đột qụy nhiều hơn những người đang dùng thuốc ha áp huyết và ha đường.
B-Cách theo dõi bệnh bằng máy đo áp huyết, máy đo đường, nhiệt kế để phòng ngừa bệnh .
Chỉ cần chúng ta biết theo dõi bệnh bằng máy đo áp huyết và máy đo đường theo tiêu chuẩn ngành y nghiên cứu thì không phải cần đến ngành y chữa bệnh.
Chính ngành y học chữa bệnh nội tiệt về bệnh tiểu đường đã tạo ra nhiều bệnh khác do biến chứng của bệnh tiểu đường, đối với ngành y dược đã thành công đạt được mục đính thu vào nhiều lợi nhuận khiến nhiều người phải tiêu thụ nhiều loại thuốc chữa nhiều bệnh khác do hậu qủa của bệnh đường huyết thấp dưới 6mmol/l hay 108mg/dl, đường huyết càng thấp hơn càng dẫn đến nhiều bệnh nan y mãn tính uống thuốc suốt đời cho đến lúc đột qụy hay tử vong, dẫn đến các bệnh sau :
1-Nguyên nhân suy tim, mệt tim, sẽ bi đột qụy, và đột qụy sẽ bị tái phát :
Khi áp huyết có nhịp tim thấp mà các bệnh nhân dùng thuốc ha áp huyết được các bác sĩ giải thích là do thuốc làm hạ nhịp tim là tốt không bị tai biến, nhưng nhịp tim là tốc độ bơm máu tuần hoàn chậm, giống như nước chẩy thông vào mùa hè nhiệt độ ấm nóng, thì nhịp tim cũng lưu thông dễ dàng với nhịp tim 70-80 nhịp/1 phút, nếu mùa đông lạnh nước đặc lại chảy khó thì thân nhiệt trong người lạnh, máu đặc tốc độ bơm máu chậm từ 55-60, thì chính là nguyên nhân nhịp tim càng thấp thì bị máu đông, người càng đau tê nhức mỏi, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nghẽn mách tim gây đột qụy, lại bị thuốc hạ đường huyết từ 95-108mg/dL gọi là tốt lại hại tim bị hạ thân nhiệt gây ra cục máu đông, máu vón cục gọi là huyết khối, là do thuốc hạ nhịp tim và thuốc hạ đường huyết là thủ phạm gây ra tai biến đột qụy hư chứng nhiều hơn thực chứng mà hiện nay ít có ai để ý, cứ phó mặc sức khỏe của mình cho bác sĩ mà không tự theo dõi kiểm chứng đo áp huyết và đường huyết mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh trước khi phát bệnh, đến khi bác sĩ khám ra bệnh thì đã muộn, hối hận không kịp.
2-Tắc tuần hoàn máu não do thiếu máu não, sẽ bị stroke và sẽ bị tái phát.
Khi áp huyết tâm trương thấp dưới 60 là tim thiếu máu cục bộ, nhịp tim thấp dưới 60, đường huyết thấp 4.5-5,5mmol/l, nhiệt kế dưới 33 độ c, máu đặc người lạnh, chóng mặt choáng vắng, té ngã đột qụy hôn mê do tắc huyết khối.
3-Đột qụy ban đêm do tụt đường huyết từ 4.0-5,0mmol/l hay 72-90mg/dl:
Trước khi đi ngủ cấm không được uống thuốc hạ đường huyết đối với người đang dùng thuốc tri tiểu đường, trước khi đi ngủ cần đường huyết 140-150mg/dl hay 7,8-8,3mmol/l để đủ đường nuôi thần kinh chức năng não, để khi sáng ngủ dậy đường mất đi đã chuyển hóa thành năng lượng ATP Adenosine triphosphat, đo đường huyết xuống còn trên 100mg/dl hay 5.6mmol/l mới không bị đột qụy hay bị tái phát đột qụy .
Chúng ta để ý phân biệt tại sao có người tối đi ngủ đường huyết thấp, sáng đường huyết cao, thấy được là nhờ máy đo áp huyết, tối đi ngủ áp huyết tay trái cao hơn tay phải, sáng ngủ dậy áp huyết tay trái cũng cao hơn tay phải, là đường trong nước thức ăn dưới đáy hang vị chảy xuống ruột vào máu.
Còn tối trước khi đi ngủ đo đường huyết cao, nhưng sáng ngủ dậy đo áp huyết hai tay thấp hơn tối hôm trước và áp huyết tay trái thấp hơn tay phải là bao tử trống rỗng nên không còn đường trong bao tử, còn trong đêm chức năng thần kinh não tiêu thụ khoảng 40-60mg/dl để điều chỉnh chức năng nội tạng, nên đường huyết tụt thấp khi bụng đói
4-Run tay, động kinh co giật nhẹ, do tụt đường huyết từ 4.0-5,0mmol/l hay 72-90mg/dl:
Chúng ta nhớ rằng ngành y học nghiên cứu giải thích mỗi ngày cơ thể cần 180g đường glucose, cho cơ tim co bóp tuần hoàn máu cần 36g, còn cho thần kinh chức năng não bộ điều khiển mọi chức năng chuyển hóa của các cơ quan nội tạng cần 144g, ngành y chữa bệnh dấu điều này, do đó khi kiêng đường không đủ đường nuôi thần kinh não bộ có dấu hiệu đầu choáng váng, xây xẩm, hoa mắt, chân tay bủn rủn, run tay, hồi hộp, đo áp huyết thấy nhịp tim tụt thấp, trán lạnh, đôi khi toát mồ hôi lạnh...nếu kịp thời uống 4 thìa cà phê đường cát vàng, tình trạng này biến mất, thì không phải là bệnh Parkinson, tây y chữa lầm thành bệnh Parkinson. Phân biệt run tay khác với bệnh Parkinson, khi để tay xuống điểm tựa như đặt tay trên bàn thì không run giật, thì không phải Parkinson. Tuy nhiên ngay cả bệnh Parkinson chỉ cần uống đủ đường giữ cho đủ tiêu chuẩn 8mmol/l hay 144mg/dl và tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp và Quay Tay cũng sẽ khỏi. . Xem video trên youtube mang tên chữa bệnh Parkinson tay :
https://www.youtube.com/watch?v=1xcCaR64Zo0
5-Ban ngày buồn ngủ đêm mất ngủ do đường huyết thấp từ 5,0-6,0mmol/l
Đường vào cơ thể chuyển hóa thành năng lượng ATP là năng lượng căn bản cho tuần hoàn tim mạch có đường huyết căn bản 100-140mg/dl, và năng lượng cho thần kinh chức năng vận động từ 140-180mg/dl
Cơ thể có nhu cầu vận động tốn nhiều sức thì đường huyết càng cao hơn 200-300mg/dl trong các vận động mạnh bằng sức lực chảy mồ hôi, sau đó đường xuống bình thường còn 120-130mg/dl.
Như vậy nếu chỉ có 5,0-6,0mmol/l hay 90-108mg/dl, thì suy tim, do đó nên buồn ngủ ban ngày, không có sức làm việc, chỉ bị buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, ngáp, còn đêm thần kinh chức năng não phải làm việc điều chỉnh chức năng nó phải rút đường trong cơ thể để hoạt động, do đó chúng ta bị trằn trọc khó ngủ, đôi khi người bị vã mồ hôi nhiều ban đêm, người rất mệt có khi ướt cả 2-3 cái áo, sẽ bị suy tim, dẫn đến suy nhược thần kinh, mất ăn mất ngủ, mà tây y không tìm ra nguyên nhân bệnh, vì bệnh nhân không có bị bệnh áp huyết, không bị bệnh tiểu đường, nên không cho thuốc chữa, thật ra thuốc chữa lại chính là đường, chúng ta gặp trường hợp này có thề̉ thử, trước khi đi ngủ uống 4 thìa cà phê đường cát vàng sẽ khỏi bệnh vã mồ hôi, trẻ em ra mồ hôi trộm cũng uống 1 thìa nhỏ đường cát vàng, nguyên nhên cũng do suy tim, uống đủ đường ban đêm không bị đi tiều đêm, ngủ ngon thẳng giấc, nếu chúng ta sợ đường, chỉ uống ít hơn 4 thìa thì chỉ ngủ được nửa chừng sẽ bị thức giấc không ngủ được nữa là cơ thể vẫn còn thiếu đường.
BÀI ĐỌC THÊM :
Theo tác giả Langhorne P và cộng sự, tần suất biến chứng đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp lúc 3 tháng với 311 BN trong đó có biến chứng 256 BN (85%), gồm: đột quỵ tái phát (9%), co giật (3%), nhiễm trùng đường tiểu (24%), viêm phổi (22%), nhiễm trùng khác (19%), yếu liệt không tự đi lại (25%), liệt hoàn toàn (5%), loét tì đè (21%), thuyên tắc tĩnh mạch sâu (2%), thuyên tắc phổi (1%), đau vai (9%), đau khác (34%), trầm cảm (16%), lo âu (14%), rối loạn cảm xúc (12%), sa sút trí tuệ (56%). Trong đó nhiễm trùng, mù thoáng qua, đau, trầm cảm, lo âu thường tồn tại lâu dài.
Theo Indredavik B và cộng sự, 489 BN đột quy cấp được đánh giá có 16 BN biến chứng tương tự nghiên cứu Langhorne P nhưng biến chứng sớm hơn sau đột quỵ.
Những BN đau thần kinh (2 đến 6 %), đây là đau do tổn thương đồi thị, rối loạn chức năng sinh dục (36%), sao lãng thị giác (32 đến 55%) của tác giả (Freddi Segal -Gidan, Helena C.Chui). Chúng tôi gặp khó khăn trong hỏi BN và người thân nên không thu thập được số liệu này.
Ở Việt Nam có vài nghiên cứu biến chứng chung sau đột quỵ, nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ cho thấy cũng có biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ (75%) của Lê Văn Thành và cộng sự [4] các nghiên cứu khác về sa sút trí tuệ chiếm (40,4%) của Lê Nguyễn Nhựt Tín [5] trầm cảm (33,1%) của Bảo Hùng. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy tần suất biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp cũng tương đối phù hợp với các tác giả trong nước cũng như nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.
3. Liên quan giữa các biến chứng sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ
3.1.Liên quan giữa biến chứng sa sút trí tuệ sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ
3.1.1.Liên quan giữa biến chứng SSTT và nhóm tuổi
Nhóm BN < 46 tuổi có tỷ lệ SSTT thấp nhất (37,5%), nhóm BN trên 60 – 80 tuổi có tỷ lệ SSTT sau đột quỵ cao nhất (46,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vớiP= 0.001. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín [5] với nhóm BN trên 69 tuổi có tỷ lệ SSTT sau đột quỵ cao nhất so với các nhóm còn lại, Phan Mỹ Hạnh [1](27%). Điều này cũng phù hợp với Y văn cho là tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh theo sự gia tăng của tuổi, được nhân lên gấp đôi sau mỗi 5 năm trong quần thể người trên 60 tuổi. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Initari D và cộng sư [18]… Như vậy chứng tỏ tuổi có liên quan SSTT sau đột quỵ
3.1.2.Liên quan giữa biến chứng SSTT theo giới
Tỷ lệ BN nữ Có SSTT sau đột quỵ là 51,2% cao hơn BN nam tỷ lệ này là 28,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vớiP= 0,001. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín [5] với SSTT nữ chiếm 56%, nam chiếm tỷ lệ 29,1%. Ngược lại tác giả Pohjasvaara T và cộng sự [21] thì cho rằng nam có tỷ lệ SSTT cao hơn nữ.
TÓM TẮT
Mục tiêu:Khảo sát các biến chứng sau đột quỵ và mối liên quan giữa một số biến chứng với các yếu tố nguy cơ cũng như tổn thương mạch máu tương ứng.
Phương pháp:
Đây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả, đối tượng là những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp nhập khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy và những bệnh này được khám lại tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ.
Kết quả:Có 203 trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp, trong đó có nam 121(59,6%), nữ82 (40,4%). Tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 91; tuổi hay gặp 46 -59 (29,1%) và tuổi 60-80 (48,8%); biến chứng gồm: Đột quỵ tái phát (19,2%), co giật (3,9%), yếu liệt (hoàn toàn 6%, không hoàn toàn 80,7%, không yếu liệt 13,3% ); trầm cảm (36,9%); sa sút trí tuệ (42,4%); co cứng cơ (26,1%); rối loạn tiểu tiện (11,8%); nhiễm trùng tiểu (26,1%); viêm phổi (11,3%); loét tì đè (6,4%); tử vong (16,3%); đau khớp (28,1%); rối loạn vận ngôn (42,9%), tất cả nghiên cứu trên phù hợp nghiên cứu Langhorne P và cộng sự. Liên quan giữa một số biến chứng với yếu tố nguy cơ như sa sút trí tuệ: tuổi >80 (52,4%) và < 46 tuổi (37,5%); giới nữ (51,2%) và nam (28,9%); tăng huyết áp (42,0%), đái tháo đường (69,2%), rối loạn lipid máu (44,8%), uống nhiều rượu (32,5%), hút huốc lá (27,4%), xơ vữa động mạch (36,4%), bệnh tim mạch (64,7%), ít vận động thể dục (45,8%), bệnh mạch máu lớn (75,9%) và bệnh mạch máu nhỏ (38,8%); trầm cảm: tuổi > 80 (36,4 %), <46 (12,5%); nam (42,1%), nữ (29,3%); tăng huyết áp (40,5%); đái tháo đường (18%); rối loạn lipid máu (27,1%);…
Kết luận:Có rất nhiều biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng: biến chứng tâm thần, thần kinh và những biến chứng khác. Liên quan của các biến chứng với các yếu tố nguy cơ rất rõ như tăng huyết áp, đái tháo đường đồng thời liên quan tổn thương mạch máu lớn và nhỏ.
Từ khoá:Biến chứng sau thiếu máu não
I. ĐĂT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân (BN) sau đột quỵ ngày càng được quan tâm ở các nước trên thế giới bởi có rất nhiều biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như trầm cảm, sa sút trí tuệ(SSTT) và đặc biệt là BN còn tiếp tục tử vong. Theo một số công trình nghiên cứu cho thấy, biến chứng sau đột quỵ gia tăng hơn nữa do liên quan với những yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), hút thuốc lá … và dịch tễ học như tuổi thọ ngày một tăng cao thì sa sút trí tuệ cũng ngày càng nhiều.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đột quỵ thiếu máu não chung cho mọi lứa tuổi về các phương diện như yếu tố nguy cơ, tiên lượng, tử vong … Nhưng rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực này.
Ở nước ngoài thì có công trình của Freddi Segal-Gidan và cộng sự [15] về sự suy giảm tâm thần và thể chất;
Công trình của Helena C. Chui và cộng sự [16] nghiên cứu suy giảm nhận thức từ nhẹ đến nặng của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não nhưng cũng chỉ nghiên cứu một vài biến chứng.
Tuy nhiên cũng đã có công trình nghiên cứu toàn diện hơn đó là công trình của Langhorne P và cộng sự [20] đã nghiên cứu hàng loạt các biến chứng sau đột quỵ ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…
Ở nước ta có vài công trình nghiên cứu về biến chứng sau đột quỵ nhưng chỉ nghiên cứu vài biến chứng. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ” với các mục tiêu sau:
Khảo sát biến chứng sau đột quỵ và mối liên quan giữa một số biến chứng với các yếu tố nguy cơ cũng như tổn thương mạch máu tương ứng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả, tiền cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu:Tất cả các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Dân số nghiên cứu:Tất cả các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp tại khoa nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại ra.
2.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp, khi thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ của Tổ chức Y tế Thế giới: Khởi phát đột ngột với các biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng thần kinh khu trú hoặc toàn thể của não kéo dài hơn 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà không có nguyên nhân rõ ràng nào ngoài tổn thương mạch máu não.
- Nhập viện trong thời gian nghiên cứu, được chọn liên tiếp.
- Nhập viện trong vòng 3 tháng sau đột quỵ.
Có hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (CT Scan) hoặc hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán xác định.
2.2.Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch não.
Bệnh nhân bị xuất huyết não, xuất huyết khoang dưới nhện.
Bệnh nhân không được theo dõi đầy đủ trong khi nằm viện và sau khi xuất viện.
3. Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.
Bước 1:+ Đầu tiên thống kê mô tả chung các biến số nghiên cứu.
+ Chia mẫu ra thành nhiều nhóm thiếu máu não cục bộ: Nhóm tuổi <46; 46 – 59; 60 – 80; > 80. Chúng tôi tìm những biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng.
Bước 2:Tìm mốiliên quan giữa yếu tố nguy cơ với các biến chứng cũng như liên quan tổn thương mạch máu, dùng phép kiểm chi bình phương để thực hiện các biến số định tính này.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:
Từ tháng 10 / 2008 đến tháng 4 năm 2009, tại khoa Nội Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thu thập được 203 trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp thỏa tiêu chí chọn mẫu. Sau khi phân tích số liệu chúng tôi đạt được kết quả như sau: Trong 203 bệnh nhân có nam 121(59,6%), nữ 82(40,4%).
1.Đặc điểm nhóm BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ
1.1.Các yếu tố dịch tễ
1.1.1.Tuổi
Trong số 203 bệnh nhân (BN) có 24 BN (11,8%) dưới 46 tuổi và 179 BN (88,2%) từ 46 tuổi trở lên. Kết quả này cũng gần nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín [5], tỷ lệ BN dưới 45 tuổi (12,8%) và trên 45 tuổi là (83,2%). Điều này cũng phù hợp y văn cho rằng đột quỵ hay gặp ở người cao tuổi.
1.1.2.Giới
Trong số 203 BN nghiên cứu, tỷ lệ BN nam là 59,6% (121 BN) nữ là 40,4% (82 BN). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu sau:
Nghiên cứu về dịch tễ học đột quỵ tại 3 tỉnh thành phía Nam của Lê Văn Thành và cộng sự [4] ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân nam và nữ lần lượt là 54,14% và 45,86%
Tỷ lệ nam, nữ trong nghiên cứu của Di Carlo và cộng sự [14] là 78,8% và 78,3%
1.1.3.Nơi cư trú
Tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51,7% và thành thị là 47,8%,kết quả này khác nghiên cứu sau:
Nghiên cứu Trương văn luyện và cộng sự [3] ghi nhận tỷ lệ BN ở nông thôn và thành phố theo thứ tự là 50,34% và 49,66%.
Theo tác giả Bùi Thị Lan Vi [7] thì tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51% và thành thị là 49%
Vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên.
1.1.4.Trình độ học vấn
Nghiên cứu của chúng tôi, trình độ học vấn: trình độ cao 41 BN (20,2%), trình độ trung bình 144 BN (70,9%), trình độ thấp 18 BN (8,9%).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Trí [6] trình độ học vấn: thấp 99 BN (42,3%), trung bình 104 (44,4%), cao 31 BN (13,2%).
Như vậy theo nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Nguyễn Thị Trí thì trình độ học vấn trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất do phần lớn người dân học được cấp I-II.
Theo nghiên cứu của Barba R và cộng sư [11], tỷ lệ BN đột quỵ mù chữ là 27,1% (68/251 BN).
1.2 Các yếu tố nguy cơ
1.2.1.Tăng huyết áp
Bệnh nhân có tăng huyết áp (THA)131(64,5%). Như vậy phần lớn BN đột quỵ có THA.
Tỷ lệ BN có THA trong nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín [5], Lê Văn Thành [4] lần lượt là 68,3% và 79,7%.Theo nghiên cứu của Barba R [11]và cộng sự thì tỷ lệ THA ở BN đột quỵ 59,8%.
Như vậy hầu hết các tác giả đều cho thấy THA rất thường gặp trong đột quỵ.
1.2.2.Đái tháo đường
Tỷ lệ BN được chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ)12,8%.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thành và cộng sự [4], tỷ lệ BN đột quỵ của đái tháo đường là 3,82%
Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Bùi Thị Lan Vi [7] là 17,2%
Trong nghiên cứu AASAP [8] tỷ lệ đái tháo đường thay đổi từ 15% đến 40% tùy quốc gia.
Qua những tỷ lệ ghi nhận được từ các nghiên cứu nêu trên cho thấy trong đột quỵ đái tháo đường ít gặp hơn THA.
1.2.3.Lipid máu (RLLP)
Tỷ lệ BN tăng Triglyceride là 34,4%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Lan Vi [7] (12,4%) và thấp hơn của Lê Nguyễn Nhựt Tín [5](70,2%) .
Tỷ lệ tăng Cholesterol trong nghiên cứu của chúng tôi là 28,1%, tương đương kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Lan Vi [7] (32,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn khi so với nghiên cứu của Pohjasvaara T và cộng sự [21] (17,5%) .
1.2.4.Hút thuốc
Trong 203 BN hút thuốc chiếm (39,4%. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu AASAP [8] tỷ lệ BN hút thuốc chiếm 22,5% – 40,6% và nghiên cứu của Barba R và cộng sự [11]tỷ lệ là 47,4%.
Tóm lại, hút thuốc là yếu tố nguy cơ thường gặp trong đột quỵ. Theo tác giả Bùi Thị Lan Vi [7] hút thuốc lá có liên quan đột quỵ. Vì vậy nên tránh hút thuốc để giảm nguy cơ đột quỵ.
1.2.5.Xơ vữa động mạch
Trong 203 trường hợp nhồi máu não(NMN):, 50 BN (47,8%) có mảng xơ vữa và 11 BN (10,6%) có hẹp động mạch.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với khảo sát Lê Nguyễn Nhựt Tín [5]thấy 65 BN (48,5%) có mảng xơ vữa và 14 BN (10,4%) có hẹp động mạch.
2. Tần suất biến chứng sau đột quỵ vào thời điểm 3 tháng
Biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng chiếm tỷ lệ cao đứng hàng thứ nhì của biến chứng sau đột quỵ ở tuần đầu, theo tác giả Indredavik B và cộng sự [17] thì cho rằng biến chứng sau đột quỵ ở tuần đầu là cao nhất kể kế đến là biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng. Nghiên cứu của chúng tôi tại thời điểm 3 tháng:
Trong số 203 BN có các biến chứng: tử vong (16%), đột quỵ tái phát (19,2%), co giật (3,9%), co cứng cơ (26,1%), trầm cảm (36,9%), sa sút trí tuệ (42,4%), rối loạn tiểu tiện (11,8%), nhiễm trùng đường tiểu (26,1%), viêm phổi (11,3%), loét tì đè (6,4%).
Các biến chứng trên từ các bệnh lý thiếu máu não cục bộ: Bệnh mạch máu nhỏ 171 BN (84,2%), bệnh mạch máu lớn 29 BN (14,3%). Các tổn thương mạch máu trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
Theo tác giả Langhorne P và cộng sự [20], tần suất biến chứng đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp lúc 3 tháng với 311 BN trong đó có biến chứng 256 BN (85%), gồm: đột quỵ tái phát (9%), co giật (3%), nhiễm trùng đường tiểu (24%), viêm phổi (22%), nhiễm trùng khác (19%), yếu liệt không tự đi lại (25%), liệt hoàn toàn (5%), loét tì đè (21%), thuyên tắc tĩnh mạch sâu (2%), thuyên tắc phổi (1%), đau vai (9%), đau khác (34%), trầm cảm (16%), lo âu (14%), rối loạn cảm xúc (12%), sa sút trí tuệ (56%). Trong đó nhiễm trùng, mù thoáng qua, đau, trầm cảm, lo âu thường tồn tại lâu dài.
Theo Indredavik B và cộng sự [17] 489 BN đột quy cấp được đánh giá có 16 BN biến chứng tương tự nghiên cứu Langhorne P nhưng biến chứng sớm hơn sau đột quỵ.
Những BN đau thần kinh (2 đến 6 %), đây là đau do tổn thương đồi thị, rối loạn chức năng sinh dục (36%), sao lãng thị giác (32 đến 55%) của tác giả (Freddi Segal -Gidan, Helena C.Chui). Chúng tôi gặp khó khăn trong hỏi BN và người thân nên không thu thập được số liệu này.
Ở Việt Nam có vài nghiên cứu biến chứng chung sau đột quỵ, nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ cho thấy cũng có biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ (75%) của Lê Văn Thành và cộng sự [4] các nghiên cứu khác về sa sút trí tuệ chiếm (40,4%) của Lê Nguyễn Nhựt Tín [5] trầm cảm (33,1%) của Bảo Hùng. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy tần suất biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp cũng tương đối phù hợp với các tác giả trong nước cũng như nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.
3. Liên quan giữa các biến chứng sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ
3.1.Liên quan giữa biến chứng sa sút trí tuệ sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ
3.1.1.Liên quan giữa biến chứng SSTT và nhóm tuổi
Nhóm BN < 46 tuổi có tỷ lệ SSTT thấp nhất (37,5%), nhóm BN trên 60 – 80 tuổi có tỷ lệ SSTT sau đột quỵ cao nhất (46,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vớiP= 0.001. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín [5] với nhóm BN trên 69 tuổi có tỷ lệ SSTT sau đột quỵ cao nhất so với các nhóm còn lại, Phan Mỹ Hạnh [1](27%). Điều này cũng phù hợp với Y văn cho là tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh theo sự gia tăng của tuổi, được nhân lên gấp đôi sau mỗi 5 năm trong quần thể người trên 60 tuổi. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Initari D và cộng sư [18]… Như vậy chứng tỏ tuổi có liên quan SSTT sau đột quỵ
3.1.2.Liên quan giữa biến chứng SSTT theo giới
Tỷ lệ BN nữ Có SSTT sau đột quỵ là 51,2% cao hơn BN nam tỷ lệ này là 28,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vớiP= 0,001. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín [5] với SSTT nữ chiếm 56%, nam chiếm tỷ lệ 29,1%. Ngược lại tác giả Pohjasvaara T và cộng sự [21] thì cho rằng nam có tỷ lệ SSTT cao hơn nữ.
3.1.3 Nơi cư trú
Tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51,7% và thành thị là 47,8%, kết quả này khác nghiên cứu sau:
Nghiên cứu Trương văn luyện và cộng sự [3] ghi nhận tỷ lệ BN ở nông thôn và thành phố theo thứ tự là 50,34% và 49,66%
Theo tác giả Bùi Thị Lan Vi [7] thì tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51% và thành thị là 49% .
Vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi,tỷ lệ SSTT sau đột quỵ của nhóm BN sống ở nông thôn và nhóm BN sống ở thành thị lần lượt là 42,4% và 38,8%. Không có sư liên quan giữa nơi cư trú đến tình trạng SSTT sau đột quỵ vớiP= 0,400. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín [5]. Tuy nhiên y văn yếu tố nơi cư trú không được nhắc đến, do đó theo kết quả nghiên cứu này có lẽ nơi cư trú ít liên quan SSTT sau đột quỵ.
3.1.4 Liên quan giữa biến chứng SSTT với trình độ học vấn
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN không không biết chữ chiếm tỷ lệ SSTT cao nhất sau đột quỵ (71,9%) và học vấn trên cấp III (14,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P <0,001. Sự liên quan giữa trình độ học vấn với tình trạng SSTT sau đột quỵ trong nghiên cứu này chứng tỏ đây là một trong những yếu tố nguy cơ. Điều này phù hợp với y văn và các nghiên cứu sau: Demond D W và cộng sự [13]…
Liên quan giữa biến chứng SSTT và THA
Bảng1. Liên quan giữa SSTT và THA
Tăng huyết áp
Không (n, %)
Có (n ,%)
Tổng
- không- Có
41(57)76(58)
31(43.0)55(42,0)
72(100)131(100)
Tổng
117(57,6)
86(42,4)
203(100)
Tỷ lệ BN SSTT sau đột quỵ ở nhóm BN có THA là 42,0%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với giá trịP= 0,883.
Kết quả này phù hợp với các tác giả Pohjasvaara T và cộng sự [21]
3.1.6.Liên quan giữa biến chứng SSTT và đái tháo đường
Nhóm BN có tiền căn ĐTĐ có biểu hiện SSTT sau đột quỵ chiếm tỷ lệ 69,2%. Có liên quan tỷ lệ SSTT sau đột quỵ BN có ĐTĐ với P= 0,003.. Kết quả chúng tôi phần nào chứng minh được nhận định trên. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng ĐTĐ có liên quan SSTT như Demond D W và cộng sự [13].
3.1.7.Liên quan giữa biến chứng SSTT và RLLP máu
Bảng 2. Liên quan giữa SSTT và RLLP máu
RLLP máu
Không (n, %)
Có (n ,%)
Tổng
- không- Có
24(63,2)91(55,2)
14(36,8)74(44,8)
38(100)165(100)
Tổng
115(56,7)
88(43,3)
203(100)
Tỷ lệ SSTT sau đột quỵ ở nhón BN có RLLP máu 44,8%. Không có sự liên quan giữa tình trạng RLLP máu đến tình trạng SSTT sau đột quỵ vớiP= 0,369 .
Nghiên cứu của của Pohjasvaara và cộng sự [21] với giá trị P lần lược là 0,038 và 0,04. Tuy nhiên theo ghi nhận của tác giả Desmond D W [13] là tăng cholesterol không liên quan SSTT sau đột quỵ (P= 0,471). Như vậy chưa có sự thống nhất về vai trò của tăng cholesterol và SSTT sau đột quỵ, nhưng có thể yếu tố này liên quan SSTT.
3.1.8. Liên quan giữ biến chứng SSTT và xơ vữa động mạch cảnh, cột sống
Tỷ lệ SSTT trên nhóm BN có mảng xơ vữa là 49,2% (32/65 BN) và có hẹp động mạch là 50,0% (7/14 BN). Điều này có thể xem như không có sự liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ với tình trạng SSTT sau đột quỵ .
3.1.9.Liên quan giữ biến chứng SSTT và hút thuốc lá
Trong 203 BN hút thuốc(chiếm 39,4%). Có sự khác biệt về tỷ lệ SSTT sau đột quỵ giữa nhóm BN không hút thuốc và nhóm BN có hút thuốc với P= 0,003. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín [5] BN hút thuốc có SSTT sau đột quỵ chiếm 40,4% và phù hợp nghiên cứu Pohjasvaara T và cộng sư [21]
Theo y văn những người hút thuốc có nguy cơ làm nặng hơn sự suy giảm nhận thức so với người không hút thuốc lá
3. 1.10.Liên quan giữa biến chứng SSTT và xơ vữa động mạch
BN có biến chứng SSTT liên quan xơ vữa động mạch 24 BN (36,4%) Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P = 0,288
3. 1.11.Liên quan giữa biến chứng SSTT và bệnh tim mạch khác
BN biến chứng SSTT liên quan bệnh tim mạch khác 11 BN (64,7%) và không liên quan 70 BN (37,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,028
3.1.12.Liên quan giữa biến SSTT và vận động thể dục
BN biến chứng SSTT liên quan vận động thể dục, ít vận thể dục 65BN (45,8%), không liên quan 16 BN (26,2%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,04
3.1.13.Liên quan giữa biến chứng SSTT và bệnh mạch máu
Bảng 3. Liên quan giữa SSTT và bệnh mạch máu nhỏ
Bệnh mạch máu nhỏ
Không (n, %)
Có (n ,%)
Tổng
- không- Có
17( 54,5)105(61,2%)
15 ( 45,5%)66( 38,8%)
33(100)170(100)
Tổng
122(80,1)
81(39,9)
203(100)
BN biến chứng SSTT liên quan bệnh mạch máu nhỏ 66 BN (38,8%) và không liên quan 15 BN (45,5%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P = 0,247
Bảng4. Liên quan giữa SSTT và bệnh mạch máu lớn
Bệnh mạch máu lớn
Không (n, %)
Có (n ,%)
Tổng
- không- Có
115( 66,1 %)7 (24,1 %)
59( 33,9 %)22 (75,9%)
174(100)29(100)
Tổng
122(80,1)
81(39,9)
203(100)
BN biến chứng SSTT liên quan bệnh mạch máu lớn 22 BN (75,9%) và không liên quan 59 BN (33,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,001
3.2.Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ
3.2.1.Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và nhóm tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BN ở tuổi <46 chiếm 12,5% trầm cảm sau đột quỵ, tuổi 46 – 59 (chiếm tỷ lệ 31,4 %) và ở độ tuổi 60 – 80 (chiếm tỷ lệ 42,3%). Như vậy, theo kết quả trên tỷ lệ trầm cảm ở BN sau đột quỵ độ tuổi từ 60 – 80 cao hơn so với độ tuổi 40 – 60 điều này cũng phù hợp ghi nhận tác giả Bảo hùng; [2] nhóm tuổi < 40 chiếm 0,00%, nhóm tuổi từ 40 – 60 tuổi trầm cảm sau đột quỵ 40,3% và 60-80 tuổi 37,6%, và kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Pohjasvaara T [21] Đại Học Helsinki
3.2.2.Liên Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và giới
Theo kết quả nghiên cứu trên 203 BN có 51 BN nam (chiếm tỷ lệ 42,1 %) và 24 BN nữ (chiếm tỷ lệ 29,3%) bị trầm cảm sau đột quỵ. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi ở những BN đột quỵ tỷ lệ trầm cảm nam giới cao hơn nữ giới phù hợp nghiên cứu của tác giả Bảo Hùng [2] trầm cảm sau đột quỵ nữ chiếm 31,8%, nam chiếm 39,08%
Trong nghiên cứu của Anu Berg và cộng sự [10] thì nhóm lớn tuổi của nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn, còn ở nhóm tuổi trẻ hơn thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn.. Nghiên cứu Robinson và cộng sự [22] tìm thấy liên quan giữa tuổi trẻ và trầm cảm sau đột quỵ, kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Anu Berg [10]
3.2.3.Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và THA
Bảng5.Liên quan giữa trầm cảm và THA
Tăng huyết áp
Không (n, %)
Có (n ,%)
Tổng
- không- Có
53(73,6)78(59,5)
19(26,4)53(40,5)
72(100)131(100)
Tổng
131(64,9)
71(35,1)
203(100)
Bệnh nhân biến chứng trầm cảm có liên quan THA chiếm tỷ lệ 40,5%. Kết quả này không phù hợp nghiên cứu của tác giả Bảo Hùng[2] BN trầm cảm liên quan THA chiếm 17,03%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Desmond DW [13], BN trầm cảm sau đột quỵ thiếu máu não có liên quan đến THA là 68,1%.
3.2.4.Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và ĐTĐ
Bảng6. Liên quan giữa trầm cảm và ĐTĐ
Đái tháo đường
Không (n, %)
Có (n ,%)
Tổng
- không- Có
105(61,9)28(82,0)
64(38,1)6(18,0)
169(100)34(100)
Tổng
133(65,5)
70(34,5)
203(100)
Bệnh nhân trầm cảm có liên quan tiểu đường 6 BN (18,0%) và không liên quan 64 BN (38,2%). Kết quả này khác với nghiên cứu của tác giả Desmond DW [13] BN trầm cảm sau đột quỵ thiếu máu não có liên quan đến ĐTĐ là 38,3%. Nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của tác giả trên, có lẽ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ
3.2.5.Liên quan giữ biến chứng trầm cảmvà RLLP máu
Bệnh nhân trầm cảm có rối loạn lipid máu 44 BN (27%) và BN trầm cảm không rối loạn lipid máu 17 BN (45,3%). Kết quả này khác với nghiên cứu của tác giả Jacque Joubert [19] trầm cảm (tăng Cholesterol là 58,8%), có lẽ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn tác giả trên.
3.2.6.Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và uống rượu nhiều
Bệnh nhân biến chứng trầm cảm liên quan với uống rượu nhiều (32,5%) và Không uống rượu nhiều (46,0%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả D.W. Desmond [12], BN trầm cảm liên quan với uống rượu là 30%.
3.2.7.Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và hút thuốc lá
BN có biến chứng trầm cảm liên quan với hút thuốc (22,1%) và không liên quan (38,0%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Antero Leppavuori [9], BN trầm cảm liên quan với hút thuốc là 20,6%.
I
V.KẾT LUẬN
Các biến chứng sau đột quỵ gồm:
Sa sút trí tuệ chiếm tỷ lệ cao, trong nhóm BN 60 – 80 tuổi. BN nữ giới chiếm ưu thế. Nhóm BN có tiền căn ĐTĐ có biểu hiện SSTT sau đột quỵ chiếm tỷ lệ khá cao cũng như tổn thương mạch máu chi phối vùng chiến lược: nhồi máu động mạch lớn dễ sa sút trí tuệ. Ngoài ra trình độ học vấn, rung nhĩ, hút thuốc, ít vận động thể dục… cũng ảnh hưởng đến SSTT sau đột quỵ.
Trầm cảm chiếm tỷ lệ khá cao, ảnh hưởng nhiều chất lượng cuộc sống, tỷ lệ trầm cảm ở BN sau đột quỵ độ tuổi từ 60 – 80 chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm tuổi khác, BN nam có biến chứng trầm cảm sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ là cao hơn giới nữ. Yếu tố nguy cơ như THA, ĐTĐ, uống nhiều rượu, hút thuốc cũng có liên quan biến chứng trầm cảm …
Rối loạn ngôn, rối loạn nuốt, rối loạn tiểu tiện, co cứng cơ xảy ra cũng không ít BN và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày …
V.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SAU KHI HOÀN THÀNH NGHIÊN CỨU
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy có nhiều biến chứng sau đột quỵ. Nếu được điều trị tốt lúc xảy ra đột quỵ và điều trị dự phòng đầy đủ thì biến chứng sau đột quỵ sẽ giảm vì thế chúng tôi có kiến nghị như sau:
1. Điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Đặc biệt chú trọng đến các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc…
2. Tiếp tục theo dõi lâu dài sau đột quỵ để phát hiện những biến chứng thần kinh (trầm cảm, sa sút trí tuệ…) và những biến chứng khác có thể điều trị được như (nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, đau, co cứng cơ…). Từ đó có kế hoạch điều trị lâu dài cho BN, trong đó có cả việc điều trị dự phòng tử vong sau đột quỵ.
3. Chú ý điều trị tích cực lúc đột quỵ với phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm mức độ nặng của bệnh cũng như chăm sóc thật tốt để giảm thiểu những biến chứng lúc đột quỵ cấp thì biến chứng về sau sẽ ít hơn, cải thiện dư hậu đột quỵ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét